Địa Địa lý 10.

D

dung03022003

bạn có thể dựa vào bài nè!

Bản chất quy luật và sự thể hiện trong điều kiện thực tiễn cụ thể

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện thành một quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội loài người - quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật do C. Mác phát hiện ra và được trình bày trong nhiều tác phẩm của ông. Đây là quy luật cơ bản, phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại và cùng với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vận động từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, quy định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành của phương thức sản xuất. Theo quy luật khách quan, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phù hợp ở đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cần quan niệm sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử - cụ thể, trong quá trình, trong trạng thái động. Do bản tính của mình, lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn. Vì vậy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng trong phương thức sản xuất. C. Mác đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, tác động đến lợi ích của người sản xuất, từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Có thể coi quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất, quy luật gốc của sự phát triển xã hội. Sự biến đổi, phát triển xã hội xét đến cùng là bắt nguồn từ quy luật này.

Khác với quy luật của tự nhiên, quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người, tồn tại và tác động thông qua hoạt động của con người, gắn với điều kiện thực tiễn, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Vì vậy việc nhận thức và vận dụng quy luật xã hội nói chung, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng quốc gia dân tộc, từng giai đoạn phát triển của đất nước và sự biến đổi của tình hình quốc tế.

Ở nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, một nước tuy đã trải qua giai đoạn phát triển trung bình của chủ nghĩa tư bản, trong thời kỳ nội chiến, chống thù trong giặc ngoài, V.I. Lê-nin và những người bôn-sê-vích cũng đã tưởng rằng có thể bằng “chính sách cộng sản thời chiến” tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mùa xuân năm 1921 đã cho thấy sai lầm đó. V.I. Lê-nin viết: “Chúng ta chưa tính toán đầy đủ mà đã tưởng là - có thể trực tiếp dùng pháp lệnh của nhà nước vô sản, để tổ chức theo kiểu cộng sản chủ nghĩa, trong một nước tiểu nông, việc nhà nước sản xuất và phân phối sản phẩm. Đời sống thực tế đã vạch rõ sai lầm của chúng ta”(2). V.I. Lê-nin đã phê phán bệnh ảo tưởng lúc bấy giờ vì không sát thực tiễn trong việc vận dụng quy luật. Người đã quyết định chuyển sang chính sách kinh tế mới (NEP) thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng chế độ thuế lương thực, khuyến khích phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, cá thể, tư bản tư nhân, chính sách tô nhượng, cho phép sử dụng chuyên gia tư sản...

Còn ở Trung Quốc trong thời kỳ 1957 - 1960 - thời kỳ tiến hành “3 ngọn cờ hồng”, “công xã nhân dân”, “đại nhảy vọt” - đó là thời kỳ bệnh chủ quan, duy ý chí ghê gớm đã phá hoại lực lượng sản xuất của một nước còn nghèo nàn lạc hậu. Rõ ràng việc nhận thức, vận dụng không đúng mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, không phù hợp với quy luật và điều kiện thực tiễn đã phải trả giá đắt như thế nào.

Ở nước ta trong thời kỳ từ Đại hội IV (năm 1976) đến trước Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, chúng ta đã mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội và bệnh bảo thủ trì trệ do vi phạm các quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn của một đất nước kinh tế kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng hậu quả thì ngược lại.

Đúng như văn kiện Đại hội VI đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”(3). Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra một quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh; mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Chúng ta vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và cản trở bước tiến của cách mạng.

Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến không đúng những quy luật của sản xuất hàng hóa; coi nhẹ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Cuộc sống dạy cho chúng ta một bài học thấm thía là không thể nóng vội làm trái quy luật.

Từ sự trình bày trên đây, có thể rút ra một số sai lầm phổ biến trong nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất không phù hợp thực tiễn.

- Không hiểu đúng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tách rời quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, cường điệu quan hệ sản xuất mà coi nhẹ lực lượng sản xuất, coi nhẹ việc phát triển, giải phóng lực lượng sản xuất, muốn tạo ra quan hệ sản xuất tiên tiến đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất, muốn nhanh chóng thực hiện nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu, mới giành được chính quyền.

- Nhận thức quan hệ sản xuất không trong chỉnh thể, cường điệu chế độ sở hữu, nhất là muốn nhanh chóng thiết lập chế độ công hữu với bất kỳ giá nào, coi sở hữu tư nhân nằm ngoài bản chất của chủ nghĩa xã hội cần phải nhanh chóng xóa bỏ; coi nhẹ quan hệ tổ chức - quản lý và phân phối; coi nhẹ động lực lợi ích cá nhân của người lao động.

- Duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, coi nhẹ quy luật giá trị, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, cơ chế thị trường, từ đó tạo thành cơ chế kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Muốn tạo ra một quan hệ sản xuất nhất loạt như nhau trong những ngành sản xuất khác nhau, những vùng miền, địa bàn khác nhau (vùng đồng bằng, miền núi, vùng sâu, vùng xa...) với những trình độ lực lượng sản xuất rất khác nhau, tức là cào bằng quan hệ sản xuất.

Tóm lại, những sai lầm có tính phổ biến trên đây chính là do nhận thức không đúng bản chất quy luật quan hệ sản xuất phù hợp trình độ lực lượng sản xuất, những điều kiện tác động của nó, không tính đến điều kiện thực tiễn khi vận dụng, kết cục không tránh khỏi rơi vào thất bại.
Nguồn tapchicongsan.org.vn
Vẫn chưa hết!
 
D

dung03022003

tiếp nhé!nhớ chỉ là dựa vào thôi!

Công cuộc đổi mới là quá trình ngày càng nhận thức và vận dụng đúng đắn hơn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện thực tiễn Việt Nam và quốc tế

Tại Đại hội VI - Đại hội khởi đầu công cuộc đổi mới, Đảng ta đã phê phán bệnh chủ quan duy ý chí do vi phạm quy luật khách quan mà trước hết và chủ yếu là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Từ đó Đại hội đã rút ra bài học quan trọng là “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”, phải “làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, luôn luôn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Công cuộc đổi mới xét về thực chất chính là quay trở về với quy luật, với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp hơn với quy luật khách quan, trong gần 30 năm qua nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó có thành tựu về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta.

- Chúng ta đã nhận thức rõ hơn quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phù hợp và mâu thuẫn giữa chúng trong từng giai đoạn phát triển. Về đặc trưng kinh tế trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đã chuyển từ công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (Cương lĩnh năm 1991) sang công thức “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Sự “phù hợp” ở đây trước hết là phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Không ngừng hoàn thiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Thực hiện chủ trương trên, trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật pháp nhằm đa dạng hóa các hình thức của quan hệ sản xuất để khuyến khích, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, giải phóng mọi tiềm năng của sản xuất, tạo thêm động lực cho người lao động. Đó là những chính sách, pháp luật liên quan đến đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của kinh tế nhà nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đến việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể, đến phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân, thu hút mạnh mẽ và phát huy hiệu quả của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế hỗn hợp...

Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổ chức - quản lý và phân phối. Đã ban hành Luật Đất đai (sửa đổi năm 2013), quy định về sở hữu và đại diện chủ sở hữu, phân định quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế; xác định vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước thông qua định hướng, điều tiết, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển và các lực lượng vật chất. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn, trí tuệ và các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

- Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất, tạo “cốt vật chất” cho quan hệ sản xuất mới. Đã đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển một số ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu, vận tải, khai thác vật liệu, xây dựng, chế biến; ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao... Thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ.

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoại lực, tiếp thu những thành tựu về khoa học - công nghệ, về kinh tế tri thức, văn minh của thế giới; kinh nghiệm quốc tế... để phát triển, hiện đại hóa lực lượng sản xuất và củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Trong những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các quan hệ song phương và tổ chức đa phương, như ASEAN, APEC, ASEM, WTO..., thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA...), xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học - công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 nước, quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, ký trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.

Tuy nhiên trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, xuất hiện những mâu thuẫn mới, sự không phù hợp mới giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, làm cản trở sự phát triển của cả lực lượng sản xuất và cả quan hệ sản xuất.

Mặc dù đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nước có thu nhập trung bình thấp, song thực chất vẫn là nước nghèo, kinh tế còn lạc hậu, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với thế giới và khu vực ngày càng lớn. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại khó có thể đạt được. Hiện nay các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế tác, phụ trợ... còn kém phát triển, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP. Năng suất lao động, hiệu quả, chất lượng, sức cạnh tranh thấp, yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) rất thấp. Lực lượng sản xuất yếu kém như vậy sẽ quy định trình độ, chất lượng của quan hệ sản xuất mà chúng ta gọi là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng không thể hoàn thiện được.

Chúng ta chưa chú ý toàn diện, đồng bộ trong xây dựng, hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất. Vẫn còn xu hướng nặng về thay đổi chế độ sở hữu hơn là cải tiến, đổi mới quan hệ quản lý và phân phối sản phẩm. Chưa thể gọi quan hệ sản xuất hiện nay ở nước ta là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (theo đúng nghĩa của từ đó) bởi vì nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đang thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa có lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại làm cơ sở cho quan hệ sản xuất mới. Vì vậy không nên nóng vội trong xây dựng quan hệ sản xuất, song cũng không được coi nhẹ việc xây dựng quan hệ sản xuất từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong Hiến pháp năm 2013 đều xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay kinh tế nhà nước chưa thực sự giữ vai trò chủ đạo, bởi vì nhìn chung năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, chưa làm gương để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, nhiều doanh nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng sản xuất, kinh doanh thua lỗ, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm thất thoát tài sản nhà nước, gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm tới 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng các ngân hàng thương mại và 70% vốn ODA,... nhưng khu vực này chỉ đóng góp 37% - 38% GDP.

Các doanh nghiệp nhà nước có hệ số ICOR cao hơn nhiều so với khu vực tư nhân (trong giai đoạn 2006 - 2010 nếu tính toán từ vốn đầu tư, hệ số ICOR của khu vực nhà nước là 9,68 còn khu vực ngoài nhà nước là 4,01, tăng hơn giai đoạn 2000 - 2005 theo vị trí tương ứng là 6,94 (nhà nước) và 2,93 (ngoài nhà nước). Suất sinh lời trên vốn của doanh nghiệp nhà nước thấp hơn doanh nghiệp tư nhân.

Quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều lỏng lẻo, phân định không rõ thẩm quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu, nhất là trong quản lý vốn, do đó thời gian qua nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan, ngoài ngành nhiều, bị “lợi ích nhóm” chi phối, vi phạm pháp luật, nợ xấu tăng lên (tính đến cuối năm 2012, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm 11,82% tổng nợ xấu của các tổ chức hệ thống tín dụng và 5,05% dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước).

Khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ bé, yếu kém, nhiều hợp tác xã trong nông nghiệp mang tính hình thức, chỉ làm khâu dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản xuất, quỹ không chia trong hợp tác xã rất nhỏ bé, trình độ khoa học - công nghệ, quy mô và trình độ quản lý rất thấp, không cạnh tranh được với các hộ sản xuất cá thể. Tỷ trọng của kinh tế tập thể trong GDP nhỏ bé, giảm liên tục từ 10,1% năm 1995 xuống còn 5,22% năm 2011.

Khu vực kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP và giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên gặp nhiều bất lợi về cạnh tranh, nguồn vốn và cả bị phân biệt đối xử trong thực tế do cơ chế, chính sách. Trong những năm gần đây do suy giảm kinh tế nên hàng vạn doanh nghiệp tư nhân, cá thể bị giải thể hoặc ngừng hoạt động. Tiềm năng của kinh tế tư nhân rất lớn nhưng chưa được tạo điều kiện để phát triển mạnh và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế quan trọng trong đóng góp vào tăng trưởng GDP, thu hút nguồn lao động. Tỷ trọng của khu vực FDI đã tăng liên tục từ 4,2% năm 1991 lên 18,97% năm 2011. Tuy nhiên khu vực này cũng có những hạn chế, như chưa đầu tư vào các lĩnh vực có công nghệ cao, công nghệ nguồn, phần lớn còn là công nghệ trung bình, thậm chí lạc hậu, gia công, lắp ráp, ít đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có lợi nhuận kém hấp dẫn. Các doanh nghiệp FDI khai thác nguồn tài nguyên, thị trường, nhân lực rẻ tại Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận của họ, thậm chí có cả hiện tượng “chuyển giá”, hạch toán lỗ... nhằm trốn thuế, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Những hạn chế, yếu kém trên đây của các thành phần kinh tế trong quan hệ sản xuất đã cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình trên đây có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về khách quan, việc chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với đa hình thức sở hữu, quản lý, phân phối, đa thành phần kinh tế là mô hình kinh tế chưa có tiền lệ trong lịch sử, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
vẫn chưa hết
 
D

dung03022003

tiếp nhé!nhớ chỉ là dựa vào thôi!

Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về kinh tế thị trường, về quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện một nước lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới, hội nhập... còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhiều vấn đề phải mò mẫm. Nhận thức trên một số vấn đề thuộc chủ trương, quan điểm tuy đã được khẳng định trong nghị quyết của Đảng song vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau (chẳng hạn, vấn đề kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa...). Chính vì nhận thức còn khác nhau ở tầm quan điểm nên trong việc thực hiện nghị quyết, chính sách còn ngập ngừng, không nhất quán, không kiên quyết.

Bên cạnh đó, tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới; nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể còn thiếu thống nhất; tổ chức thực hiện còn thiếu kiên quyết, dễ làm khó bỏ; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém; không thể chế hóa kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các chính sách, biện pháp. Đồng thời có một số chủ trương chưa đủ rõ hoặc chưa phù hợp, chưa có sự thống nhất và thông suốt ở các cấp, các ngành.

Một số cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, năng lực và phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Một số vấn đề đặt ra về lý luận và thực tiễn để tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta - vốn từ một nước lạc hậu, có điểm xuất phát rất thấp đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về sở hữu và các thành phần kinh tế, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ, ý kiến còn khác nhau, nhằm phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, như vấn đề chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu ở nước ta; vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vấn đề sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; vai trò kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta; vai trò kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; vấn đề kinh tế hỗn hợp, kinh tế cổ phần.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới tư duy và quan điểm phát triển hài hòa cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội. Xây dựng tư duy mới về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về mở cửa, hội nhập, về phương thức phát triển kinh tế. Làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách toàn diện thể chế nhằm huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; thực hiện cơ chế thị trường và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phân phối các tư liệu sản xuất; bảo đảm bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức trong cung ứng các dịch vụ công (giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ). Thực hiện đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện luật pháp và chính sách kinh tế để kiến tạo sự phát triển bền vững. Xây dựng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, nhất là trong bộ máy quản lý nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong sự vận hành nền kinh tế, hoàn thiện cơ chế vận hành các loại thị trường.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: hoàn thiện chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ 5 trụ cột: kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - môi trường trong phát triển bền vững; tiếp tục đổi mới chế độ phân phối; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân./.
Nguồntapchicongsan.org.vn
 
D

dung03022003

tiếp nhé!nhớ chỉ là dựa vào thôi!

:DCông tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về kinh tế thị trường, về quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong điều kiện một nước lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới, hội nhập... còn rất nhiều hạn chế, bất cập, nhiều vấn đề phải mò mẫm. Nhận thức trên một số vấn đề thuộc chủ trương, quan điểm tuy đã được khẳng định trong nghị quyết của Đảng song vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau (chẳng hạn, vấn đề kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai, vấn đề quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa...). Chính vì nhận thức còn khác nhau ở tầm quan điểm nên trong việc thực hiện nghị quyết, chính sách còn ngập ngừng, không nhất quán, không kiên quyết.

Bên cạnh đó, tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới; nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể còn thiếu thống nhất; tổ chức thực hiện còn thiếu kiên quyết, dễ làm khó bỏ; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém; không thể chế hóa kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng thành các chính sách, biện pháp. Đồng thời có một số chủ trương chưa đủ rõ hoặc chưa phù hợp, chưa có sự thống nhất và thông suốt ở các cấp, các ngành.

Một số cán bộ, đảng viên rơi vào suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, năng lực và phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới.

Một số vấn đề đặt ra về lý luận và thực tiễn để tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta - vốn từ một nước lạc hậu, có điểm xuất phát rất thấp đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về sở hữu và các thành phần kinh tế, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ, ý kiến còn khác nhau, nhằm phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, như vấn đề chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu ở nước ta; vấn đề vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; vấn đề sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; vai trò kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta; vai trò kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; vấn đề kinh tế hỗn hợp, kinh tế cổ phần.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới tư duy và quan điểm phát triển hài hòa cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, chính trị, văn hóa, xã hội. Xây dựng tư duy mới về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về mở cửa, hội nhập, về phương thức phát triển kinh tế. Làm rõ vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan hệ giữa Nhà nước và thị trường, giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách toàn diện thể chế nhằm huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực; thực hiện cơ chế thị trường và giải quyết hài hòa quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong phân phối các tư liệu sản xuất; bảo đảm bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức trong cung ứng các dịch vụ công (giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ). Thực hiện đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện luật pháp và chính sách kinh tế để kiến tạo sự phát triển bền vững. Xây dựng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, nhất là trong bộ máy quản lý nhà nước. Đổi mới thể chế nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và chính sách; phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường, bảo đảm nguyên tắc thị trường trong sự vận hành nền kinh tế, hoàn thiện cơ chế vận hành các loại thị trường.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: hoàn thiện chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ 5 trụ cột: kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội - môi trường trong phát triển bền vững; tiếp tục đổi mới chế độ phân phối; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân./.
Nguồn tapchicongsan.org.vn
:D:D:D
 
N

nganseung0102

Trình độ phát triển lực lượng sx:
- Những nơi có lực lượng sản xuất có kĩ thuật , trình độ chuyên môn cao , dân cư phân bố đông đúc.
- Ngược lại những nơi trình đôn của lực lượng lao động còn thấp thì dân cư phân bố thưa thớt.
Tính chất của nền kinh tế
- Những nơi có nền kinh tế nông nghiệp thì dân số thường thưa thớt
- Những nơi phát triển nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ có dân số tập trung đông đúc
=> tất cả 2 yếu tố trên đã điều chỉnh sự phân bố dân cư, làm cho dân cư phân bố không đồng đều.
 
Top Bottom