[Địa lí] Mưa đá.

A

angel_234

hiện tượng mưa đá

Theo như sách mình tìm được thì vào mùa hè, mặt trời đốt bề mặt trái đất lên rất nóng, không khí sát mặt đất cũng rất nóng, nhưng nhiệt độ không khí trên cao cách xa mặt đất thì lại tương đối thấp. Thế là không khí lạnh đi xuống, không khí nóng đi lên, sự đổi chỗ diễn ra rất nhanh. Trong không khí nóng đi lên thường có mang theo hơi nước và hạt nước. Trong quá trình bốc lên cao, chúng chạm phải hoa tuyết và giọt nước lạnh, nhập cục vào, ngày càng lớn lên, mà nhiệt độ không khí trên cao lại lạnh, cho nên chúng biến thành hạt băng nhỏ. Về sau hạt băng nhỏ to dần lên, càng lúc càng nặng, sau cùng rơi xuống mặt đất, tạo thành mưa đá. Nói thêm một chút, mùa đông, nhiệt độ mặt đất tương đối thấp, sự khác biệt so với nhiệt độ trên cao không lớn như trong mùa hè, sự trao đổi không khí lên và xuống cũng không nhanh mấy nên mùa đông sẽ không có mưa đá rơi xuống.
Theo mình biết thì vậy đấy, bạn nghĩ sao?;):-*@};-@};-
 
T

truongtrang12

Bạn thử tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra.

Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối, thậm chí chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc nước ta, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.

Khi chưa nhận được tin dự báo mưa đá bạn đọc vẫn có thể qua hiểu biết mà tự phòng tránh: Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo đến. Hãy cùng nhau chiêm nghiệm, rất lợi ích và thú vị!.
 
B

bangtam81

thanks
em muốn hỏi thêm một cấn đề nữa là:
:confused::confused::confused:hiện tượng núi lửa và động đất có liên quan gì với nhau:confused::confused::confused:
 
T

truongtrang12

thanks
em muốn hỏi thêm một cấn đề nữa là:
:confused::confused::confused:hiện tượng núi lửa và động đất có liên quan gì với nhau:confused::confused::confused:
Những trận động đất thường để lại các dư chấn, có thể gây ra sóng thần. động đất có thể làm dịch chuyển các mảng địa chất gây nên các vụ phun trào núi lửa .
 
A

angel_234

ngoài ra, núi lửa bùng nổ đôi khi cũng kéo theo cả động đất, khi núi lửa phun trào, nó làm đổ sập các hang động lớn...và gì nữa ấy làm kéo theo động đất, mình nhớ là có tài liệu ghi như vậy mà mình không chắc lắm, có gì chỉnh sửa giùm nhé!!!
 
Top Bottom