[Địa lí ] Một số câu hỏi

L

ly94

ĐỀ BÀI:
Câu 2:Vì sao bầu trời lại có màu xanh.

Ai giải thích đung thì mình thanks nha
em chỉ biết chút ít thui nhak
vì sao bầu trời lại có màu xanh. Vì do ánh sáng màu xanh từ mặt trời có nhiều hơn ánh sáng từ màu tím và mắt người nhạy màu với màu xanh hơn màu tím. Vào lúc hoàng hôn và bình minh thì ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng mà phải đi một đường xa hơn mới tới được mắt người. Lúc đó ánh sáng bước sóng ngắn sẽ bị tán xạ đi và mắt người chỉ còn nhìn thấy ánh sáng có bước sóng dài, do vậy bình minh và hoàng hôn thì bầu trời mời có màu đỏ. Trong điều kiện ánh sáng mặt trời bình thường thì bầu trời sẽ có màu xanh bởi sự biến đổi bước sóng khi va đập với khí quyển.:D:D
 
T

thuyhoa17

câu 1:

Động đất hay địa chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất.

Nguyên nhân:
* Nội sinh: liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
* Ngoại sinh: Thiên thạch va chạm vào Trái Đất, các vụ trượt lở đất đá với khối lượng lớn.
* Nhân sinh: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

nguồn: vi.wikipedia.
 
T

tomcangxanh

Câu 1: đồng ý vs thiensubinhminh123( đồng ý vs wikimedia :) )
Câu 2: bổ sung thêm là do khí O3 có màu xanh da trời nhé, và trong bầu khí quyển có rất nhìu khí O3(tầng ozon) nên chúng ta thấy bầu trời màu xanh là màu khí ozon^^
 
P

phamminhkhoi

bổ sung thêm là do khí O3 có màu xanh da trời nhé, và trong bầu khí quyển có rất nhìu khí O3(tầng ozon) nên chúng ta thấy bầu trời màu xanh là màu khí ozon^^

Nói như cô thì buổi đêm cũng phải thấy xanh chớ, & chỗ tầng ôzôn thủng thì trời màu đen à :|
Nói đơn giản theo kiến thức cấp 2-3 thì [TEX]\lambda [/TEX]xanh < [TEX]\lambda[/TEX]đỏ nên ánh sáng xanh bị tán xạ rất mạnh khi qua lớp khí quyển, và cũng bở do mắt người nhạy với màu xanh (giáo khoa vật lý 12)
 
Last edited by a moderator:
H

hachiko_theblues

Câu 2:Vì sao bầu trời lại có màu xanh ?
Ánh sáng mặt trời có bảy gam màu, đó là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ánh sáng đỏ có bước sóng ngắn nhất nên mạnh nhất, kế đến là ánh sáng cam, vàng, lục, và yếu nhất là ánh sáng lam, chàm, và tím. Khi ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng khí quyển, ánh sáng đỏ mạnh nhất nên nhanh chóng xuyên qua lớp khí dày; tiếp đó là ánh sáng cam, vàng, lục cũng tranh thủ nhanh không kém; chỉ còn lại ánh sáng lam (xanh da trời) và ánh sáng chàm bị giữ lại trong tầng khí quyển, chúng bị lớp bụi bặm và hơi nước trong tầng khí quyển đùn qua đẩy lại, phản xạ qua lại, cuối cùng nhuộm cả tầng khí quyển thành màu xanh.
Nhìn từ mặt đất, bầu trời tất nhiên là một màu xanh, khi đi máy bay nhìn ra xung quanh sẽ thấy bầu trời càng xanh hơn, còn nếu ở trên tàu vũ trụ bay ra khỏi tầng khí quyển, bầu trời không còn màu xanh nữa mà chỉ toàn một màu tím. (Vì ánh sáng tím yếu nhất nên chúng đều bị nhốt lại ngoài tầng khí quyển )
 
P

phamminhkhoi

Ánh sáng đỏ có bước sóng ngắn nhất nên mạnh nhất, kế đến là ánh sáng cam, vàng, lục, và yếu nhất là ánh sáng lam, chàm, và tím

Em đọc cái này ở đâu ?
Sai hết rồi em ạ (bước sóng của ánh sáng đỏ lớn nhất)
 
H

hoahongthom

theo tui thì 1 thầy giáo giảng viên trường đại học môn lý cho rắng bầu trời màu xanh vì do màu của đất chiếu phản lên trời và hòa cùng màu của trời và tạo nên màu xanh

còn nếu màu của đất là 1 màu khác thì màu của trời cũng là 1 màu khác

tui ko biết có đung ko

còn về động đất thì tui cũng ko rõ lắm chỉ đọc qua quyển vì sao trái đất lại có động đất thui nhưng ko hiểu
 
Top Bottom