1. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành đó nói lên điều gì?
2. Hãy phân tích ý nghĩa việc phát triển nông-lâm-ngư nghiệp đối với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
3. So sánh sự giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giữa tiểu vùng Tây Bắc và ĐB sông Hồng.
4. Nêu tầm quan trọng của việc chế biến lương thực thực phẩm ở ĐB sông Hồng. Nêu những thuận lợi và khó khăn đối với việc sản xuất và chế biễn lương thực thực phẩm của vùng.:-SS:-SS
Giúp mình với đề hơi dài nhưng các bạn giúp được bao nhiêu thì giúp, mình nha sắp thi hk rồi.


Câu 1:
- chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của các khu vực công nghiệp-xây dựng. khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng còn nhiều biến động
==> nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp hiện đại --> nước ta có xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu
Câu 2:
-trồng trọt và lâm nghiệp phát triển mạnh --> cho nhiều sản phẩm làm nguyên vật liệu cho ngành chế biến sản phẩm trồng trọt như : xay xát, sản xuất đường từ cây mía, nước ngọt, chế biến chè, cà phê ... và chế biến lâm sản
-chăn nuôi phát triển --> phát triển chế biến sản phẩm chăn nuôi như chế biến thịt, trứng sữa ...chế biến thực phẩm đông lạnh, đồ hộp
- ngư nghiệp phát triển --> cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản như làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh
Câu 3: tự tìm hiểu trong SGK
Câu 4:
* Vai trò : có vai trò to lớn trong việc giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị sản phẩm.
* Thuận lợi:
- Địa hình tương đồi bằng phẳng, có khả năng giữ nước ở chân ruộng.
- Đất đai phù sa, màu mỡ => thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.=> phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính
- Sông Hồng là nguồn nước tưới, bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng.
- Đê sông Hồng ngăn lũ và nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.
==> cung cấp nhiều sản phẩm cho công nghiệp chế biến
- Lao động dồi dào, có kinh nghiệm...
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngày càng được cải thiện, xuất hiện nhiều loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Các chính sách về nông nghiệp của Nhà nước đang được cải thiện...
==> cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến
* Khó khăn:
- Mùa hè hạn hán kéo dài.
- Mùa đông thường xảy ra lũ lụt, gió bão.
- Hiện tượng sâu bệnh hại lúa phát triển nhanh.
- Hệ thống đê điều ở sông Hồng quá chặt chẽ => việc bồi đắp phù sa cho đồng bằng có nhiều hạn chế.
- Vào mùa mưa, nước gây lũ lụt => ngập úng lúa và các loại cây lương thực.
==> sản xuất gặp nhiều khó khăn gây bất lợi cho phát triển công nghiệp chế biến