Địa [Địa lí 8] Ôn thi học kì II

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vậy là sắp đến kì thi cuối kì rồi,Yociexp25 mình đăng một số câu hỏi trường mình cho ôn tập để có thể giúp phần nào cho các bạn này Yociexp72.

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Tính chất nhiệt đới bị suy giảm mạnh nhất ở miền nào nước ta? Vì sao?
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Cho biết nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó.
Câu 4: Nêu các hệ thống sông chính, mùa lũ ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
Câu 5: Những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm? Nêu giải pháp?
Câu 6: Những nguyên nhân làm cho sinh vật nước ta bị suy giảm.
Ngày mai mình sẽ đăng đáp án nhé Yociexp62
Chúc các bạn học tốt! JFBQ00169070306A
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
+ Đồi núi nước ta, chủ yếu là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1 %.
- Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.
- Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.(Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc, thấp dần xuống Đông Nam)
- Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Tính chất nhiệt đới bị suy giảm mạnh nhất ở miền nào nước ta? Vì sao?
- Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều:
+ Số giờ nắng cao 1400-3000 h.
+ Nhiệt độ tb lớn hơn 21 độ C. ( tăng dần từ Bắc -> Nam )
+ Có 2 mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa)
+ Lương mưa lớn: trung bình năm 1500-2000 mm/năm. Độ ẩm cao trên 80%.
- Khí hậu nước ta lại đa dạng và thất thường.
( nên phân riêng tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới, ẩm)
-Ý 2: Tính chất nhiệt đới của miền bắc và đông bắc bị suy giảm MẠNH NHẤT vì:
+ vị trí địa hình: nằm ở vĩ độ cao so với cả nước (gần chí tuyến bắc đi ngang qua, mà ở khu vực nhiệt đới nằm trong vùng từ 0 độ đến 23 độ 27'), với nhiệt độ trung bình năm >=21 độ C, độ ẩm lớn, lượng mưa lớn. Vùng này nằm ở phía bắc nước ta, do đó chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc trực tiếp với cường độ mạnh
+ Địa hình mở rộng về phía Bắc chụm đầu ở dãy núi Tam Đảo => về mùa đông đón gió mùa đông bắc khô lạnh từ cao áp xi bia tràn về => mùa đông khô lạnh => nhiệt độ trung bình năm thấp, lượng mưa ít ( gió không đi qua biển)
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Cho biết nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: Có nhiều sông, phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc.
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
Nguyên nhân: sẽ suy nghĩ tiếp.... ( Bạn xem phần mình chữa ở dưới nhé :D )
Câu 5: Những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm? Nêu giải pháp?
- Nguyên nhân: nước sông bị ô nhiễm là do:
+ Chặt phá rừng đầu nguồn bừa bãi.
+ Thải nước sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu trong hoạt động nông nghiệp và chất thải công nghiệp chưa được qua xử lí.
+ Khai thác tài nguyên biển bừa bãi
+ Chặt phá cây rừng bừa bãi, cháy rừng,...
- Biện pháp:
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn. Xử lí tốt các nguồn rác, chất thải sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ,...
+ Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi, không thải chất bẩn xuống sông...
Câu 4: Nêu các hệ thống sông chính, mùa lũ ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
– Gồm 9 hệ thống sông lớn.
1. Sông ngòi Bắc Bộ
– Lũ kéo dài 5 tháng (tháng 6 – tháng 10), cao nhất tháng 8. Lũ lên nhanh, kéo dài.
- Hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, Bằng Giang, Kì Cùng,-> Sông Kì Cùng - Bằng Giang, (sông Mã.) -> Đây là sông ở Trung Bộ nha :D
2. Sông ngòi Trung Bộ
– Lũ lên nhanh và đột ngột. Lũ từ tháng 9-> 6 đến tháng 12
- Hệ thống sông chính: sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng (sông Ba)
3. Sông ngòi Nam bộ
– Lũ từ tháng 7-11.
-- Hệ thống sông chính: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Đáp án
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
+ Đồi núi nước ta, chủ yếu là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1 %.
- Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.
- Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.(Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc, thấp dần xuống Đông Nam)
- Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Tính chất nhiệt đới bị suy giảm mạnh nhất ở miền nào nước ta? Vì sao?
a, Tính chất nhiệt đới
- Quanh năm nhận được lượng nhiệt từ mặt trời lớn
- Với tổng số giờ có nắng từ 1400 -> 3000h
-Nhiệt độ trung bình trên 21 độ C và tăng dần từ Bắc -> Nam
b, Tính chất gió mùa
- Có 2 mùa gió:
+ Gió mùa Đông Bắc: thổi vào mùa đông ( khô, lạnh)
+ Gió mùa Tây Nam: thổi vào mùa hạ ( ẩm, nóng )
-Ý 2: Tính chất nhiệt đới của miền bắc và đông bắc bị suy giảm MẠNH NHẤT vì:
do có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 16 độ C, lượng mưa ít
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Cho biết nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: Có nhiều sông, phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc.
-> Nguyên nhân: 3/4 diện tích là đồi núi, lãnh thổ hẹp ngang
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
-> Nguyên nhân: Địa hình Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn
-> Nguyên nhân: Khí hậu có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
-> Nguyên nhân: 3/4 là diện tích là đồi núi, mưa nhiều

Câu 4: Nêu các hệ thống sông chính, mùa lũ ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
– Gồm 9 hệ thống sông lớn.
1. Sông ngòi Bắc Bộ
– Lũ kéo dài từ tháng 6 –> tháng 10, cao nhất tháng 8. Lũ lên nhanh, kéo dài.
- Dạng hình nan quạt, Chế độ nước thất thường
- Hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Kì Cùng - Bằng Giang,
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông ngắn hẹp và dốc
– Lũ lên nhanh và đột ngột. Lũ tập trung cao vào tháng 9 đến tháng 12
- Hệ thống sông chính: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng (sông Ba)
3. Sông ngòi Nam bộ
- Sông rộng và sâu, chế độ nước theo mùa
– Lũ từ tháng 7-11, lũ cao nhất tháng 10
- Hệ thống sông chính: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
- Ảnh hưởng của thủy triều


Câu 5:
Những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm? Nêu giải pháp?
- Nguyên nhân: nước sông bị ô nhiễm là do:
+ Ý thức của người dân chưa cao
+ Phá rừng bừa bãi
......
- Giải pháp:
+ Hệ thống xử lí nước thải
+ Trồng rừng
......
 

MysticHuyen

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng tư 2017
329
66
76
20
Đáp án
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.
+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích.
+ Đồi núi nước ta, chủ yếu là đồi núi thấp, núi thấp dưới 1000 m chiếm trên 85%, núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1 %.
- Núi nước ta có hướng tây bắc-đông nam và vòng cung.
- Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.(Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc, thấp dần xuống Đông Nam)
- Địa hình nước ta bị tác động mạnh bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của con người.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam? Tính chất nhiệt đới bị suy giảm mạnh nhất ở miền nào nước ta? Vì sao?
a, Tính chất nhiệt đới
- Quanh năm nhận được lượng nhiệt từ mặt trời lớn
- Với tổng số giờ có nắng từ 1400 -> 3000h
-Nhiệt độ trung bình trên 21 độ C và tăng dần từ Bắc -> Nam
b, Tính chất gió mùa
- Có 2 mùa gió:
+ Gió mùa Đông Bắc: thổi vào mùa đông ( khô, lạnh)
+ Gió mùa Tây Nam: thổi vào mùa hạ ( ẩm, nóng )
-Ý 2: Tính chất nhiệt đới của miền bắc và đông bắc bị suy giảm MẠNH NHẤT vì:
do có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 16 độ C, lượng mưa ít
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Cho biết nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đó.
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: Có nhiều sông, phần lớn sông nhỏ, ngắn và dốc.
-> Nguyên nhân: 3/4 diện tích là đồi núi, lãnh thổ hẹp ngang
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
-> Nguyên nhân: Địa hình Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
- Sông ngòi nước ta có hai mùa: mùa lũ và mùa cạn
-> Nguyên nhân: Khí hậu có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
-> Nguyên nhân: 3/4 là diện tích là đồi núi, mưa nhiều

Câu 4: Nêu các hệ thống sông chính, mùa lũ ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
– Gồm 9 hệ thống sông lớn.
1. Sông ngòi Bắc Bộ
– Lũ kéo dài từ tháng 6 –> tháng 10, cao nhất tháng 8. Lũ lên nhanh, kéo dài.
- Dạng hình nan quạt, Chế độ nước thất thường
- Hệ thống sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Kì Cùng - Bằng Giang,
2. Sông ngòi Trung Bộ
- Sông ngắn hẹp và dốc
– Lũ lên nhanh và đột ngột. Lũ tập trung cao vào tháng 9 đến tháng 12
- Hệ thống sông chính: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng (sông Ba)
3. Sông ngòi Nam bộ
- Sông rộng và sâu, chế độ nước theo mùa
– Lũ từ tháng 7-11, lũ cao nhất tháng 10
- Hệ thống sông chính: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
- Ảnh hưởng của thủy triều


Câu 5:
Những nguyên nhân làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm? Nêu giải pháp?
- Nguyên nhân: nước sông bị ô nhiễm là do:
+ Ý thức của người dân chưa cao
+ Phá rừng bừa bãi
......
- Giải pháp:
+ Hệ thống xử lí nước thải
+ Trồng rừng
......
Mình cũng xin được hỏi một câu. C/m khí hậu nước ta phản hoá đa dạng và thất thường. Ở phần c/m khí hậu đa dạng cô mình yêu cầu phải c/m đa dạng theo ko gian; thời gian ; độ cao. Mình xin cảm ơn
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Mình cũng xin được hỏi một câu. C/m khí hậu nước ta phản hoá đa dạng và thất thường. Ở phần c/m khí hậu đa dạng cô mình yêu cầu phải c/m đa dạng theo ko gian; thời gian ; độ cao. Mình xin cảm ơn
- Tính chất đa dạng có sự phân hóa
+ Phân hoá từ Bắc vào Nam
+ Phân hoá từ Tây sang Đông
+ Phân hoá theo độ cao ( từ thấp lên cao )
- Tính chất thất thường
+ Năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm mưa ít
+ Năm bão ít, năm bão nhiều
+ Gió Tây gây khô nóng ở nước ta ( miền Trung )
 

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
Đề địa trường mình là:
Câu 1: Trình bày sự giống và khác của đồng bằng sông hồng với đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2: So sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta.
Câu 3 Thiên nhiên nước ta có những đặc điểm chung nào. Miền núi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển KT-XH.
Câu 4. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN: ĐỊA LÍ 8

NĂM HỌC: 2017 - 2018
I/ LÝ THUYẾT :
1) Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam:

- Lãnh thổ nước ta bao gồm: phần đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
a. Phần đất liền : 331 212 Km2.
  • Nằm từ 8o34’B đến 23o23’B: Kéo dài 15 vĩ độ, hẹp ngang.
  • Trong múi giờ thứ 7 (giờ GMT).
    b. Phần biển: Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Diện tích khoảng 1 triệu km2.
  • Có trên 4000 đảo, trong đó khoảng 3000 đảo gần bờ.
  • Một số đảo lớn như : Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo …
  • Có hai quần đảo lớn : Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
    2) Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam:
    Diễn ra trong một thời gian dài, có thể chia làm ba giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

    a. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
    - Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài khoảng 500 triệu năm.
    - Có nhiều vận động tạo núi lớn.
    - Địa hình phần lớn trở thành đất liền.
    - Sinh vật phát triển, giai đoạn cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần
    - Hình thành nhiều mỏ khoáng sản: than đá, đá quý, vàng…
    - Ýnghĩa: Phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ.
    b. Giai đoạn Tân kiến tạo
    - Diễn ra cách đây 25 triệu năm
    - Địa hình được nâng cao, sông ngòi trẻ lại
    - Hình thành các cao nguyên badan, mở rộng biển Đông và hình thành các bể dầu khí.
    - Sinh vật phát triển hoàn thiện: xuất hiện loài người và cây hạt kín.
    - Khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, than nâu…
    - Giai đoạn này còn đang tiếp diễn.
    - Ý nghĩa: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.
    3) Đặc điểm địa hình Việt Nam
    a. Đồi núi là bộ phận quan trọng của địa hình Việt Nam.
  • Chủ yếu là đồi núi thấp (85% dưới 1000m): Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao nhất (3.143 m).
  • Kéo dài hơn 1400 km, từ miền Tây Bắc → Đông Nam Bộ và tạo thành một cánh cung hướng ra biển Đông.
  • Đồng bằng chiếm ¼ diện tích bị chia cắt :
    • Đồng bằng sông Hồng (15.000 Km2).
    • Đồng bằng sông Cửu Long (40.000 Km2).
    b. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và làm trẻ lại, phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: Chịu ảnh hưởng mạnh của vận động tạo núi Hymalaya.
    c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
    4) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
    a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước
  • Cả nước có hơn 2360 con sông trên 10km.
  • Đa số sông ngắn (93%).
    b. Sông ngòi Việt Nam chảy theo hai hướng
  • TB – ĐN: Sông Hồng, Đà, Mã, Cả, Tiền Giang, Hậu Giang…
  • Vòng cung: Sông Gâm, Cầu, Thương…
  • c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn (tương ứng với hai mùa khí hậu).
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. Tổng lượng phù sa > 200 triệu tấn/năm.
5) Kể tên các nhóm đất chính ở nước ta. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất? Trình bày đặc điểm của loại đất đó.
- Nước ta có ba nhóm đất chính: Feralit, phù sa và đất mùn núi cao.
- Nhóm đất Feralit chiếm diện tích lớn nhất:
  • Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
  • Hình thành ở vùng đồi núi thấp.
  • Chứa nhiều hợp chất sắt và nhôm, màu đỏ vàng.
  • Feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: Chè, café, cao su…

II/ BÀI TẬP :

- Vẽ biểu đồ cột và nhận xét (lượng mưa hoặc lưu lượng sông).
- Đọc sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam: Các bộ phận hợp thành vùng biển Việt Nam.
=========================================================================
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU, Q.I
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌC KÌ II – MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8 - NĂM HỌC 2017-2018
A.KĨ NĂNG

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990; 2000 và rút ra nhận xét?
Bảng tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị:%)

Nông NghiệpCông NghiệpDịch Vụ
199020001990200019902000
38,7424,3022,6736,6138,5939,09
[TBODY] [/TBODY]
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Các nước Đông Nam Á có những điều kiện nào thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

-Nguồn nhân công dồi dào , tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú
Câu 2: Nền kinh tế của các nước khu vực Đông Nam Á ngày nay như thế nào ? Cơ cấu kinh tế các nước có gì thay đổi ?
-Nền kinh tế phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.
-Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi là giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ
Câu 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập năm nào? Đến nay có bao nhiêu thành viên? Mục tiêu là gì?
- Thành lập ngày 8/8/1967, có 5 quốc gia: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, xin-ga-po, Phi-lip-pin. Năm 1999 hiệp hội các nước ĐNÁ đã có mười nước thành viên
- Mục tiêu: Hợp tác để phát triển toàn diện trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau
Câu 4: Nêu đặc điểm vị trí dịa lí Việt Nam ?
-Vị trí nội chí tuyến
-Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
-Vị trí tiếp xúc của luồng gió mùa và các luồng sinh vật
Câu 5: Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ VN có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay ?
-Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện (nhiệt độ cao, mưa nhiều, có vùng biển rộng… )
-Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quá trình hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
-Khó khăn thiên tai bão lụt, hạn hán……
Câu 6: Bằng kiến thức thực tế của bản thân, chứng minh biển Việt Nam có tài nguyên phong phú?
- Thềm lục địa và đáy biển: có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, kim loại, phi kim loại….
- Lòng biển: có nhiều hải sản: tôm, cá….
- Mặt biển: thuận lợi giao thông với các nước bằng tàu thuyền.
- Bờ biển: nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vùng vịnh sâu, rất thuận lợi cho du lịch, xây dựng hải cảng…..
Câu 7: Nguyên nhân nào làm cho nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản?
-Việt Nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và phức tạp
-Trải qua rất nhiều chu kì lớn mỗi chu kì kiến tạo sản sinh 1 hệ khoáng sản đặc trưng
-Nằm ở vị trí tiếp của 2 đai sinh khoáng lớn của thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương
Câu 8: Em hãy cho biết 1 số nguyên nhân dẫn đến hậu quả của tài nguyên khoáng sản nước ta có nguy cơ cạn kiệt và thất thoát lớn ?
-Việc khai thác và quản lí mỏ còn lỏng lẻo , lãng phí và thất thoát nhiều.
-Chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân phong kiến trong thời gian gần 100 năm đã lấy đi 1 nguồn tài nguyên quí giá của nước ta.
-Khai thác ào ạt ở 1 số nơi làm khó khăn cho vấn đề bảo vệ môi trường
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Ai giúp mình trả lời câu này với:
Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta rất đa dạng, phong phú đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng?
– Đa dạng về thành phần loài : 14600 loài thực vật , 11200 loài và phân loài động vật -> các loài quý hiếm vẫn đang bị săn bắt
– Đa dạng về hệ sinh thái :
+ Hệ sinh thái đất ngập nước ( cửa sông , ven biển , đầm phá ) đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn -> Ô nhiễm nước
+ Hệ sinh thái đồi núi với các biến thể như rừng kín thường xanh , rừng thưa rụng lá , rừng tre nứa , rừng ôn đới núi cao -> Ô nhiễm đất
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh , hệ sinh thái thứ sinh
+ Hệ sinh thái nông nghiệp -> Sử dụng thuốc trừ sâu làm ảnh hưởng đến chất lượng và đất
Mình cũng không hiểu rõ câu hỏi cho lắm :(
 

manaqh

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười 2017
70
32
26
20
Nghệ An
THCS thị trấn
em cũng ko biết nữa ko biết là Việt Nam hay miền Nam nữa chị thử xem VN có đc ko?

chị làm em cái,em còn câu này để nộp bài cho cô
 
Last edited by a moderator:

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
C/m giúp mình cấu này với :Chứng minh địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao nhất Việt Nam
Vì:
+ Nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suôi lắm thác nhiều gềnh.
- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rât đồ sộ. Dày núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ở đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đên ôn đới núi cao.
- Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.
P/s: Mà mình bằng tuổi thôi :D
 
Top Bottom