D
deltafoce11
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trình bày suy nghĩ của em về môi trường sống quanh ta .
Nêu một vài hướng giải quyết cho những việc gây hại cho môi trường
Giữa bầu trời rộng mở, bằng sự trải nghiệm, người ta hiểu ra được một điều mà vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, những đầu óc thông minh đã dự cảm những biến động khó lường của thế giới để đưa ra lời cảnh báo: Thế giới đã thay đổi, kiểu tư duy tuyến tính không còn thích hợp với một thế giới phi tuyến tính. Những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu và bằng cách nào để đi đến đó khi mà đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi!
Và rồi những biến động dữ dội ập đến, nói như K.Marx, khiến con người phải nhìn thế giới với một con mắt tỉnh ngộ. Thiên tai dồn dập. Thảm họa sóng thần tàn phá những nước Nam Á vào những ngày cuối năm 2004 vẫn còn là ám ảnh khủng khiếp khiến cho cuối năm 2007, nhiều cư dân Thái Lan hoảng loạn trước những lời đồn “tiên tri” đã rủ nhau chạy trốn sóng thần được phán bảo sẽ xảy ra vào ngày Giáng sinh. Sau sóng thần là động đất, là bão lũ, là khô hạn, là núi lửa phun, là cháy rừng... Và cuối năm Hội nghị Bali cố tiếp nối tinh thần Kyoto, khởi động ý thức và hành động bảo vệ môi trường. Cảnh báo sự biến đổi khí hậu sẽ đưa tới hiểm họa nước biển dâng đe dọa cuộc sống của nhiều trăm triệu người.
Trời nổi giận vì con người dù đã ý thức hay vô ý thức, đã hủy hoại, thậm chí có nơi là hủy diệt môi trường sống của chính mình. Điều mà từ thế kỷ XIX, F.Engels đã cảnh báo về sự trả thù của thiên nhiên, xem ra còn dữ dội và tàn khốc hơn sự cảnh báo đó. Việt Nam thật sự cũng đã lĩnh phần xứng đáng cho hậu quả của sự tàn phá môi trường. Trên màn ảnh tivi, hình ảnh đau thương của những gốc cây bị chém cụt ở những khu rừng vừa bị triệt hạ, như tiếng gào thảm thiết và vô vọng của thiên nhiên, những lá phổi của những cơ thể sống chưa bị ung thư đã bị cắt bỏ vì bàn tay con ngừoi.
Bàn tay của người nghèo tìm đến sự hủy hoại môi trường sống chung cho mọi người, trong đó có mình, để tự bươn chải trong cuộc mưu sinh ngặt nghèo và khốn khó cũng của chính mình. Cái đói, cái nghèo cụ thể và trực diện tấn công vào mâm cơm, vào mái nhà rách nát của họ, con cái của họ, mà không chống chọi ngay thì cầm chắc cái khổ, cái chết. Điều này có sức giục giã bạo liệt hơn những khuyến cáo tuy rất thiết tha, đầy đủ lý lẽ về hiểm họa môi trường, nhưng dù sao cũng có phần trừu tượng. Thế là người ta xông vào chặt cây, đốn gỗ “hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai”, sẵn sàng làm “cửu vạn”, thậm chí tiếp tay, che giấu “lâm tặc” hay tự mình thành “lâm tặc”, miễn là có dăm ba triệu giắt lưng nuôi con, sắm cho chúng quyển sách dạy về “bảo vệ môi trường như bảo vệ sự sống của mình”!
Thế còn những ông chủ giấu mặt hay công khai, nhởn nhơ chường mặt ra với tư cách là thủ phạm đích thực của kẻ hủy diệt rừng, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng vệ thì có ý thức hay không? Miễn bàn. Cây gỗ quý với đường kính cả mét, bề dài nằm thò ra khỏi xe tải chuyên dụng cả mấy mét chứ đâu phải những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo chế biến từ gỗ, mà nói chuyện “chúng nó cất giấu kỹ, hành động khôn khéo, rất khó kiểm soát, bắt giữ quả tang” như một vị chức sắc giải thích trên tivi. Những “ông chủ” này không hề có mặt nơi “rừng thiêng nước độc”, họ ở thành phố, ngồi trong ôtô máy lạnh, điều khiển cuộc mưu sinh bằng hủy diệt môi trường qua điện thoại di động. Đừng hòng tóm cổ bọn này, cho dù theo quy luật lợi nhuận “dù có bị treo cổ cũng không từ” thì về nguyên lý, họ cần được treo cổ đấy, nhưng cái thế lực “bảo kê” cho họ hùng hậu quáá, lẫm liệt qúa. Thế là, diện tích rừng ngày càng teo lại, góp phần vào những hiểm họa tàn khốc đã xảy ra những năm qua, đặc biệt là năm 2007, cơn bão trước gọi cơn bão sau, lũ chồng lên lũ, lở đất, lở núi.
“Ngôi sao mới nổi” trên bầu trời có tỏa sáng được hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố quyết định nhất là con người VN phải tự thắp sáng mình lên để không bị chìm lấp trong bầu trời đầy sao.
Thiên tai dồn dập cũng như những biến động trên chính trường quốc tế từ sau sự kiện ngày 11 tháng 9 dạo nào, thời gian đã đủ để con người sống vào thập niên đầu thế kỷ XXI này thấm thía về tính bất định và không thể dự báo được của thế giới chúng ta đang sống. Cuộc sống đang diễn ra không hề là một chuỗi sự kiện liên kết với nhau theo trình tự cái này sau cái kia, mà là, một chuỗi đụng độ, va đập làm biến đổi những sự kiện tiếp theo, mà kiểu tư duy tuyến tính không thể nào lường được hết. Vấn đế là phải biết học cách chung sống và tìm cách thích nghi với nó. Để làm được điều ấy, thì như ai đó nói, cần một đôi mắt mới để nhìn vào thế giới mới và sáng tạo ra những ý tưởng mới về con đường cần phải đi, chân trời cần hướng đến. Chân trời mới ấy không phải được đo bằng lãnh thổ và lãnh hải mở rộng, khuyến khích mộng bành trướng, khiến cho những chữ vàng hào nhoáng, rực rỡ trở thành chữ chì có màu xỉn đen của âm mưu và tội ác, trong một thế giới mà tôn trọng biên giới của chủ quyền các quốc gia đã là điểm quy chiếu cứng rắn của pháp luật quốc tế hiện hành, để cá lớn không được nuốt cá bé, cá bé không nuốt tôm tép, như Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo kỳ cựu của Singapore, vừa trả lời nhật báo International Tribune. Chân trời mới ấy hiện ra từ đôi mắt mới.
Đã từ lâu, Marcel Proust, văn hào Pháp từng gợi ra ý tưởng đó: Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà là ở chỗ có đôi mắt mới nhìn vào thế giới. Với đôi mắt mới ấy, thế giới hiện ra với những lung linh, kỳ ảo cũng như những bạo liệt, dữ dằn không sao lường hết. Thì chẳng thế sao: Đổi mới tư duy kinh tế, rồi từ đó đổi mới cách nhìn, cách nghĩ để vỡ ra những điều mình tự trói mình, khiến cho đất nước tiến gần đến vực thẳm của sụp đổ đã bật dậy, đi tới để có diện mạo như hôm nay, phải chăng là vì có đôi mắt mới của Đại hội VI?
Đôi mắt dám và biết nhìn vào cuộc sống, thấy được sự bung ra, sự phá rào của dân để do đó thấy ra được sự phi lý, kỳ quặc của mô hình từng chi phối, áp đặt những chính sách, đường lối, giải pháp sai lầm, từ đó, định hình một đường lối mới, chính sách mới, giải pháp mới để hôm nay có thể công bố những kỷ lục làm náo nức lòng người: Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua: 8,5%. Đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 15 tỷ, kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 100 tỷ USD, trong đó dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng đạt đến 20 tỷ USD. Ở đầu vào, vốn đầu tư so với GDP vượt qua ngưỡng 40%, tức là một tỷ lệ cao trên thế giới (sau Trung Quốc: 44%), trong đó, tăng trưởng vốn của khu vực dân doanh đạt cao nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư v.v... Nhiều, còn nhiều nữa để thống kê. Mà làm sao thống kê cho khắp?
Hơn hai mươi năm nhìn lại mới thấy ra một điều mà các cụ dạy từ lâu, lâu lắm rồi: ý dân là ý trời, như lời Mạnh Tử , “quân dĩ dân vi thiên” (vua lấy dân làm trời), “dân vô tín bất lập” (dân không tin thì không đứng được). Từ đó mà xét cho cặn kẽ, đôi mắt của Đại hội VI là Đôi mắt của dân. Dân bung ra trước, như nước cuộn chảy từ bên dưới dòng sông phá bung những rào cản để tìm lấy đường sống, và Đảng tiếp nhận sức sống từ dân, từ ý dân, đề ra đường lối.
Nay như vậy, nhưng hóa ra xưa, các cụ ta cũng dạy như thế từ lâu. Cụ đồ dạy trẻ trong làng đã bắt chúng gào thật to thiên “Thái thệ” trong Kinh Thư “thiên tính tự ngã dân thính” (trời nghe từ dân nghe), “thiên thị tự ngã dân thị” (trời nhìn từ dân nhìn). Câu răn đe “trời có mắt đó con ạ, ông ạ, bà con ạ...” chính là nói đến con mắt của dân đấy, là nhắc đến ý dân là ý trời , “dân vô tín bất lập”, dân không tin thì không đứng được, chứ còn gì nữa. Chẳng thế mà có tượng đức Phật “nghìn mắt, nghìn tay”. Con mắt của những người trần thế đấy, trời đâu mà nhiều vậy để có những “nghìn mắt”!
Thế là, ngẫm cho kỹ, những kỷ lục, những thành tựu người ta hay nói cũng là chuyện con người. Nét khởi sắc đáng nói vẫn là “con người”, và “mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ” cũng lại do con người. Con người được giải phóng, con người được thăng hoa trong sáng tạo, hay con người cùn gỉ ẩm mốc trong những lối mòn, con người bất thành nhân dạng bị tha hóa bởi quyền lực, trong dục vọng.
Phát triển là tự phát triển và là làm bừng nở khả năng bất tận của con người. Trong cái “ngôi làng toàn cầu” đã ngày càng trở nên gần gũi hơn và cũng chật hẹp hơn, mỗi con người đang đối diện với cả thế giới, và cả thế giới cũng bày ra trước con người những thách thức và vận hội. Con người là nguồn lực rất quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn rất nhiều, con người là mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, mục đích tối thượng của phát triển. Phát triển là vô nghĩa nếu không lấy con người, sự giải phóng con người, hạnh phúc của con người làm mục tiêu.
Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm , 10 vấn đề chính của môi trường hiện nay là :
1 _ lỗ thủng tầng ô zon ngày càng mở rộng
2_ biến đổi khí hậu toàn cầu
3_ bùng nổ dân số
4_ sự suy giảm tài nguyên rừng
5_ô nhiễm biển và các đai dương
6_ sự suy giảm tài nguyên nước ngọt
7_ ô nhiễm đất và hiện tượng sa mạc hóa
8_ suy giảm đa dạng sinh học
9 _ sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản
10_ rác thải gia tăng
theo bạn trong 10 vấn đề trên vấn đề nào hiện là vấn đề đáng ngại nhất hiện nay? theo ý kiến cá nhân mình tôi cho rằng biến đổi khí hậu là vấn đề đáng ngại nhất hiện nay . BDKH ảnh hưởng tới mùa màng của người dân , làm băng ở 2 cực TD đã đẩy loài gấu trắng bắc cực đứng bên bờ tuyệt chủng , làm thay đổi nhịp sinh học của các loài động vật . BDKH không phải là biến đổi các điều kiện khí hậu ở 1 khu vực từ khô hạn sang ẩn ướt mà BDKH làm cho điều kiện khí hậu nơi đó trỏ nên khắc nghiệt hơn khô hạn sẽ khô hạn hơn , BDKH là nguyên nhân chính làm mực nước biển dâng cao l, nếu nước biển sâng cao 1 m thì chúng ta sẽ mất toan bộ các thành phố ven biển như Thượng Hải , Sydney ,........ đẩy hàng loạt người vào cảnh mất nhà cửa biến họ thành dân tị nạn môi trường.Theo ước tính , nếu nước biển dâng cao 1m thì ĐBS Cửu long sẽ biến mất hoàn toàn , 8 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa ,BDKH sẽ là nguyên nhân chính của nhưng cuộc xung đột giửa các quốc gia
Đó là ý kiến của cá nhân tôi , vậy ý kiến của bạn là gì , mong nhận được ý kiến các bạn
Nêu một vài hướng giải quyết cho những việc gây hại cho môi trường
Giữa bầu trời rộng mở, bằng sự trải nghiệm, người ta hiểu ra được một điều mà vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, những đầu óc thông minh đã dự cảm những biến động khó lường của thế giới để đưa ra lời cảnh báo: Thế giới đã thay đổi, kiểu tư duy tuyến tính không còn thích hợp với một thế giới phi tuyến tính. Những ai chần chừ tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu và bằng cách nào để đi đến đó khi mà đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi!
Và rồi những biến động dữ dội ập đến, nói như K.Marx, khiến con người phải nhìn thế giới với một con mắt tỉnh ngộ. Thiên tai dồn dập. Thảm họa sóng thần tàn phá những nước Nam Á vào những ngày cuối năm 2004 vẫn còn là ám ảnh khủng khiếp khiến cho cuối năm 2007, nhiều cư dân Thái Lan hoảng loạn trước những lời đồn “tiên tri” đã rủ nhau chạy trốn sóng thần được phán bảo sẽ xảy ra vào ngày Giáng sinh. Sau sóng thần là động đất, là bão lũ, là khô hạn, là núi lửa phun, là cháy rừng... Và cuối năm Hội nghị Bali cố tiếp nối tinh thần Kyoto, khởi động ý thức và hành động bảo vệ môi trường. Cảnh báo sự biến đổi khí hậu sẽ đưa tới hiểm họa nước biển dâng đe dọa cuộc sống của nhiều trăm triệu người.
Trời nổi giận vì con người dù đã ý thức hay vô ý thức, đã hủy hoại, thậm chí có nơi là hủy diệt môi trường sống của chính mình. Điều mà từ thế kỷ XIX, F.Engels đã cảnh báo về sự trả thù của thiên nhiên, xem ra còn dữ dội và tàn khốc hơn sự cảnh báo đó. Việt Nam thật sự cũng đã lĩnh phần xứng đáng cho hậu quả của sự tàn phá môi trường. Trên màn ảnh tivi, hình ảnh đau thương của những gốc cây bị chém cụt ở những khu rừng vừa bị triệt hạ, như tiếng gào thảm thiết và vô vọng của thiên nhiên, những lá phổi của những cơ thể sống chưa bị ung thư đã bị cắt bỏ vì bàn tay con ngừoi.
Bàn tay của người nghèo tìm đến sự hủy hoại môi trường sống chung cho mọi người, trong đó có mình, để tự bươn chải trong cuộc mưu sinh ngặt nghèo và khốn khó cũng của chính mình. Cái đói, cái nghèo cụ thể và trực diện tấn công vào mâm cơm, vào mái nhà rách nát của họ, con cái của họ, mà không chống chọi ngay thì cầm chắc cái khổ, cái chết. Điều này có sức giục giã bạo liệt hơn những khuyến cáo tuy rất thiết tha, đầy đủ lý lẽ về hiểm họa môi trường, nhưng dù sao cũng có phần trừu tượng. Thế là người ta xông vào chặt cây, đốn gỗ “hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai”, sẵn sàng làm “cửu vạn”, thậm chí tiếp tay, che giấu “lâm tặc” hay tự mình thành “lâm tặc”, miễn là có dăm ba triệu giắt lưng nuôi con, sắm cho chúng quyển sách dạy về “bảo vệ môi trường như bảo vệ sự sống của mình”!
Thế còn những ông chủ giấu mặt hay công khai, nhởn nhơ chường mặt ra với tư cách là thủ phạm đích thực của kẻ hủy diệt rừng, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng vệ thì có ý thức hay không? Miễn bàn. Cây gỗ quý với đường kính cả mét, bề dài nằm thò ra khỏi xe tải chuyên dụng cả mấy mét chứ đâu phải những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo chế biến từ gỗ, mà nói chuyện “chúng nó cất giấu kỹ, hành động khôn khéo, rất khó kiểm soát, bắt giữ quả tang” như một vị chức sắc giải thích trên tivi. Những “ông chủ” này không hề có mặt nơi “rừng thiêng nước độc”, họ ở thành phố, ngồi trong ôtô máy lạnh, điều khiển cuộc mưu sinh bằng hủy diệt môi trường qua điện thoại di động. Đừng hòng tóm cổ bọn này, cho dù theo quy luật lợi nhuận “dù có bị treo cổ cũng không từ” thì về nguyên lý, họ cần được treo cổ đấy, nhưng cái thế lực “bảo kê” cho họ hùng hậu quáá, lẫm liệt qúa. Thế là, diện tích rừng ngày càng teo lại, góp phần vào những hiểm họa tàn khốc đã xảy ra những năm qua, đặc biệt là năm 2007, cơn bão trước gọi cơn bão sau, lũ chồng lên lũ, lở đất, lở núi.
“Ngôi sao mới nổi” trên bầu trời có tỏa sáng được hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, song yếu tố quyết định nhất là con người VN phải tự thắp sáng mình lên để không bị chìm lấp trong bầu trời đầy sao.
Thiên tai dồn dập cũng như những biến động trên chính trường quốc tế từ sau sự kiện ngày 11 tháng 9 dạo nào, thời gian đã đủ để con người sống vào thập niên đầu thế kỷ XXI này thấm thía về tính bất định và không thể dự báo được của thế giới chúng ta đang sống. Cuộc sống đang diễn ra không hề là một chuỗi sự kiện liên kết với nhau theo trình tự cái này sau cái kia, mà là, một chuỗi đụng độ, va đập làm biến đổi những sự kiện tiếp theo, mà kiểu tư duy tuyến tính không thể nào lường được hết. Vấn đế là phải biết học cách chung sống và tìm cách thích nghi với nó. Để làm được điều ấy, thì như ai đó nói, cần một đôi mắt mới để nhìn vào thế giới mới và sáng tạo ra những ý tưởng mới về con đường cần phải đi, chân trời cần hướng đến. Chân trời mới ấy không phải được đo bằng lãnh thổ và lãnh hải mở rộng, khuyến khích mộng bành trướng, khiến cho những chữ vàng hào nhoáng, rực rỡ trở thành chữ chì có màu xỉn đen của âm mưu và tội ác, trong một thế giới mà tôn trọng biên giới của chủ quyền các quốc gia đã là điểm quy chiếu cứng rắn của pháp luật quốc tế hiện hành, để cá lớn không được nuốt cá bé, cá bé không nuốt tôm tép, như Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo kỳ cựu của Singapore, vừa trả lời nhật báo International Tribune. Chân trời mới ấy hiện ra từ đôi mắt mới.
Đã từ lâu, Marcel Proust, văn hào Pháp từng gợi ra ý tưởng đó: Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ tìm kiếm những vùng đất mới, mà là ở chỗ có đôi mắt mới nhìn vào thế giới. Với đôi mắt mới ấy, thế giới hiện ra với những lung linh, kỳ ảo cũng như những bạo liệt, dữ dằn không sao lường hết. Thì chẳng thế sao: Đổi mới tư duy kinh tế, rồi từ đó đổi mới cách nhìn, cách nghĩ để vỡ ra những điều mình tự trói mình, khiến cho đất nước tiến gần đến vực thẳm của sụp đổ đã bật dậy, đi tới để có diện mạo như hôm nay, phải chăng là vì có đôi mắt mới của Đại hội VI?
Đôi mắt dám và biết nhìn vào cuộc sống, thấy được sự bung ra, sự phá rào của dân để do đó thấy ra được sự phi lý, kỳ quặc của mô hình từng chi phối, áp đặt những chính sách, đường lối, giải pháp sai lầm, từ đó, định hình một đường lối mới, chính sách mới, giải pháp mới để hôm nay có thể công bố những kỷ lục làm náo nức lòng người: Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua: 8,5%. Đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 15 tỷ, kim ngạch xuất khẩu vượt ngưỡng 100 tỷ USD, trong đó dự trữ ngoại tệ quốc gia cũng đạt đến 20 tỷ USD. Ở đầu vào, vốn đầu tư so với GDP vượt qua ngưỡng 40%, tức là một tỷ lệ cao trên thế giới (sau Trung Quốc: 44%), trong đó, tăng trưởng vốn của khu vực dân doanh đạt cao nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư v.v... Nhiều, còn nhiều nữa để thống kê. Mà làm sao thống kê cho khắp?
Hơn hai mươi năm nhìn lại mới thấy ra một điều mà các cụ dạy từ lâu, lâu lắm rồi: ý dân là ý trời, như lời Mạnh Tử , “quân dĩ dân vi thiên” (vua lấy dân làm trời), “dân vô tín bất lập” (dân không tin thì không đứng được). Từ đó mà xét cho cặn kẽ, đôi mắt của Đại hội VI là Đôi mắt của dân. Dân bung ra trước, như nước cuộn chảy từ bên dưới dòng sông phá bung những rào cản để tìm lấy đường sống, và Đảng tiếp nhận sức sống từ dân, từ ý dân, đề ra đường lối.
Nay như vậy, nhưng hóa ra xưa, các cụ ta cũng dạy như thế từ lâu. Cụ đồ dạy trẻ trong làng đã bắt chúng gào thật to thiên “Thái thệ” trong Kinh Thư “thiên tính tự ngã dân thính” (trời nghe từ dân nghe), “thiên thị tự ngã dân thị” (trời nhìn từ dân nhìn). Câu răn đe “trời có mắt đó con ạ, ông ạ, bà con ạ...” chính là nói đến con mắt của dân đấy, là nhắc đến ý dân là ý trời , “dân vô tín bất lập”, dân không tin thì không đứng được, chứ còn gì nữa. Chẳng thế mà có tượng đức Phật “nghìn mắt, nghìn tay”. Con mắt của những người trần thế đấy, trời đâu mà nhiều vậy để có những “nghìn mắt”!
Thế là, ngẫm cho kỹ, những kỷ lục, những thành tựu người ta hay nói cũng là chuyện con người. Nét khởi sắc đáng nói vẫn là “con người”, và “mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ” cũng lại do con người. Con người được giải phóng, con người được thăng hoa trong sáng tạo, hay con người cùn gỉ ẩm mốc trong những lối mòn, con người bất thành nhân dạng bị tha hóa bởi quyền lực, trong dục vọng.
Phát triển là tự phát triển và là làm bừng nở khả năng bất tận của con người. Trong cái “ngôi làng toàn cầu” đã ngày càng trở nên gần gũi hơn và cũng chật hẹp hơn, mỗi con người đang đối diện với cả thế giới, và cả thế giới cũng bày ra trước con người những thách thức và vận hội. Con người là nguồn lực rất quan trọng, nhưng cái quan trọng hơn rất nhiều, con người là mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng, mục đích tối thượng của phát triển. Phát triển là vô nghĩa nếu không lấy con người, sự giải phóng con người, hạnh phúc của con người làm mục tiêu.
Hiện nay vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm , 10 vấn đề chính của môi trường hiện nay là :
1 _ lỗ thủng tầng ô zon ngày càng mở rộng
2_ biến đổi khí hậu toàn cầu
3_ bùng nổ dân số
4_ sự suy giảm tài nguyên rừng
5_ô nhiễm biển và các đai dương
6_ sự suy giảm tài nguyên nước ngọt
7_ ô nhiễm đất và hiện tượng sa mạc hóa
8_ suy giảm đa dạng sinh học
9 _ sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khoáng sản
10_ rác thải gia tăng
theo bạn trong 10 vấn đề trên vấn đề nào hiện là vấn đề đáng ngại nhất hiện nay? theo ý kiến cá nhân mình tôi cho rằng biến đổi khí hậu là vấn đề đáng ngại nhất hiện nay . BDKH ảnh hưởng tới mùa màng của người dân , làm băng ở 2 cực TD đã đẩy loài gấu trắng bắc cực đứng bên bờ tuyệt chủng , làm thay đổi nhịp sinh học của các loài động vật . BDKH không phải là biến đổi các điều kiện khí hậu ở 1 khu vực từ khô hạn sang ẩn ướt mà BDKH làm cho điều kiện khí hậu nơi đó trỏ nên khắc nghiệt hơn khô hạn sẽ khô hạn hơn , BDKH là nguyên nhân chính làm mực nước biển dâng cao l, nếu nước biển sâng cao 1 m thì chúng ta sẽ mất toan bộ các thành phố ven biển như Thượng Hải , Sydney ,........ đẩy hàng loạt người vào cảnh mất nhà cửa biến họ thành dân tị nạn môi trường.Theo ước tính , nếu nước biển dâng cao 1m thì ĐBS Cửu long sẽ biến mất hoàn toàn , 8 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà cửa ,BDKH sẽ là nguyên nhân chính của nhưng cuộc xung đột giửa các quốc gia
Đó là ý kiến của cá nhân tôi , vậy ý kiến của bạn là gì , mong nhận được ý kiến các bạn
Last edited by a moderator: