địa lí 8 giúp với

H

hellangel98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:nêu đặc điểm chung của địa hình vn
câu 2:so sánh đặc điểm địa hình miền bắc và đông bắc bắc bộ với miền tây bắc và bắc trung bộ
câu 3:c/m nc ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng
câu 4:trình bày đặc điểm 3 nhóm đất chính của vn
(tỉ lệ,t/c,phân bố,gt,....)
 
N

nokiddingfa

Câu 1:1. Đặc điểm chung của địa hình

1.1. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích

 Núi cao dưới 1000 m chiếm 85% núi trung bình 14%, núi cao chỉ có
1%.
 Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

1.2. Cấu trúc chính của địa hình nước ta

 Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam : Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn...

 Các dãy núi hướng vòng cung : Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông
Gâm và Nam Trường Sơn.

1.3. Địa hình mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa

1.4. Địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực

 Nước ta có nhiều kiểu địa hình và phân chia thành nhiều khu vực địa hình: khu vực địa hình đồi núi, trung du; địa hình đồng bằng.

2. Các khu vực địa hình

2.1. Địa hình đồi núi

a. Vùng núi Đông Bắc
 Giới hạn : Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng

 Chủ yếu là đồi núi thấp.

 Gồm 4 cánh cung lớn là cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.

 Hướng nghiêng : cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam.


b. Vùng núi tây bắc

 Giới hạn : Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

 Địa hình cao nhất nước ta. Dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang
3143m).

 Các dãy núi hướng tây bắc – đông nam, xen giữa là các cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

c. Vùng núi Bắc Trường Sơn

 Giới hạn : Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.

 Hướng tây bắc – đông nam.

 Các dãy núi song song, so le, cao ở hai đầu ở giữa có vùng núi đá vôi (Quảng bình, Quảng trị).

d. Vùng núi Trường Sơn Nam

 Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

 Các cao nguyên đất đỏ ba dan : Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm
Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 – 800 – 1000 m.


2.2. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ gồm có: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

 Đồng bằng sông Hồng:

• Nguyên nhân hình thành: Do phù sa sông Hồng và sông Thái
Bình bồi tụ

• Diện tích: 15.000 km2.
• Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông; Vùng trong đê không được bồi phù sa hằng năm; Ít chịu tác động của thủy triều.

 Đồng bằng sông Cửu Long:

• Nguyên nhân hình thành: Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi tụ

• Diện tích: 40.000 km2.

• Có hệ thống kênh rạch chằng chịt; Được bồi phù sa hằng năm; Chịu tác động mạnh của thủy triều.

b. Đồng bằng ven biển: chủ yếu do phù sa bồi đắp nên, đất ở đây có nhều cát, ít phù sa. Diện tích khoảng 15000 km2.

 Lãnh thổ hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

 Các đồng bằng lớn là: Đồng bằng sông Mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả; sông Thu Bồn; sông Đà Rằng...

3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế − xã hội
Câu 2:*Địa hình núi vùng Đông Bắc:
+Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
+Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
+Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
+Những đỉnh núi cao trên 2.000 m ở Thương nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi cao trên 1.000 m ở Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m
* Địa hình núi vùng Tây Bắc:
+Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)
+Hướng nghiêng: thấp dần về phía Tây
+Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Fan Si Pan cao 3.143 m. Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào như Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh. Ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (sông Đà, sông Mã, sông Chu…)
Câu 3: Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích"[cần dẫn nguồn] (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN), thì tại Việt Nam có:

Thực vật: Gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ (chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi, 57% tổng số họ thực vật trên thế giới); 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dương sỉ và 100 loài khác. Trong đó có 50% số loài thực vật bậc cao là các loài có tính chất bản địa, các loài di cư từ Hymalia-Vân Nam-Quý Châu xuống chiếm 10%, các loài di cư từ Ấn Độ-Myanma sang chiếm 14%, các loài từ Indonesia-Malaysia di cư lên chiếm 15%, còn lại là các loài có nguồn gốc hàn đới và nhiệt đới khác.
Được Rùi Đó Nhớ Thank Nha...
 
V

veklhy

giup minh cau nay vs c1:các dạng địa hình cơ bản thường thấy ở vn
A.địa hình đb phù sa B.đ.hình cacxtơ, cao nguyên 3 dan C. đ.hình nhân tạo: đg` xá, đê điều,hồ,đập
D.tất cả đúng
c2:đặc điểm thất thường của khí hậu vn thể hiện ở
A.chế độ nắng-mưa
B.năm rét sớm,năm rét muộn
năm mưa lớn, năm khô hạn
năm ít bão, năm n` bão
(vẫn ở câu B)
C.cả A,B đúng
D.A đúng, B sai
c3: lí do gây ô nhiễm nguồn nc' ở nc' ta
A.rừng đầu nguồn bị tàn phá->nc' mưa, bùn đất, cát đá dồn nhanh xuống lòng sông,gây lũ lụt đột ngột
B.tác hại CN, các h/chất độc hại từ khu dân cư ở các đô thị, các khu CN chưa qua xử lí đã thải ngay vào lòng sông
C.A,B đúng
c4:thực trạng rừng ở nc' ta hiện nay bị tàn phá gần hết chỉ còn phổ biến là rừng mọc lại+rừng cỏ khô. tỉ lệ rừng che phủ rất thấp so S đất liền chỉ đạt khoảng A.20%
B.40%
C.35%
D.45%
c5:m.đông từ thg'11->t4, khí hậu 3 miền B,T,N ko đòng nhất.nối A->B để phù hợp vs n.dung
A.1 miền B 2.duyên hải trung bộ
3.tây nguyên
B.a)mưa lớn vào n~ thg' cuối năm b)thời tiết khô nóng,ổn định,suốt mùa
c)chịu ảnh hg? của gió mùa ĐB từ l.địa tràn xuống từng đợt mang lại m.đông ko thuần nhất: đầu mùa(khô hanh, se lạnh)- cuối mùa (mưa,tiết xuân mưa phùn ẩm ướt)
c6 so sánh sông ngòi bắc bộ vs Tr bộ. giải thích vì sao sông ngòi Tr bộ lũ lên nhanh+đột ngột
c7: vn có n~ nhóm đất cơ bản nào.nêu đặc tính+t.dụng của nhóm đất phù sa.vẽ sơ đồ các dạng địa hình ở nc' ta.giải thích địa hình nc' ta đa dạng, có n` kiểu loại
lam ho minh nhanh len mai minh can thank nhiu
 
H

huongmot

Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
- Đa dạng, nhiều kiểu loại, đồi núi là bộ phận quan trong nhất, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp theo hướng TB-ĐN và hướng vòng cung
- Được Tân kiến tạo nâng lên thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển
- Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và sự khai phá của con người
Câu 2:
df3c923edb9ab6603cf1a625f64a60ba_44285703.jhjhjk.700x0.bmp

Câu 3: Sự phong phú và đa dang của sinh vật Việt Nam thể hiện ở:
- Đa dạng về thành phần loài: 14600 loài thực vật, 11200 loài động vật
- Đa dạng về hệ sinh thái:
+ Rừng ngập mặn
+ Rừng nhiệt đới gió mùa
+ Khu bảo tồn
+ Hệ sinh thái nông- lâm nghiệp
- Đa dạng về công dụng và sản phẩm
- SInh vật phân bố khắp nơi trên mọi miền đất nước và phát triển quanh năm
Câu 4:
* Nhóm đất feralit ( 65%):
- Phân bố tại các miền đồi núi thấp và trung bình
- Đặc tính: chua , nghèo mùn, nhiều sét, màu đỏ, vàng
- Giá trị sử dụng: trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất mùn núi cao ( 11%):
- Phân bố tại các vùng trũng thấp ven sông ven biển
- Đặc tính: tơi xốp, ít chua, giàu mùn, màu xám
- Giá trị sử dụng: trồng rừng, trồng cây công nghiệp
* Nhóm đất phù sa (24%):
- Phân bố tại các đồng bằng lớn nhỏ từ bắc vào nam
- Phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt
- Dễ canh tác và làm thuỷ lợi, trồng lúa, hoa màu, ...
 
Top Bottom