[Địa lí 8] Biển Việt Nam

T

trinhleduythuc

Last edited by a moderator:
B

buimaihuong

Lợi thế phát triển kinh tế biển

Việt Nam nằm ở vị trí phía Tây Biển Đông - một vùng biển rộng tới 3,5 triệu ki-lô-mét

vuông và có ý nghĩa địa - chính trị vô cùng quan trọng, bởi đây là đường hàng hải đông

đúc thứ hai trên thế giới, nơi tập trung nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên và chiếm tới

một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới.

Với đường bờ biển dài 3.260km, Việt Nam nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số

cao nhất về chiều dài bờ biển trên cả ba hướng Đông, Nam và Tây Nam(1)... đã tạo ra lợi

thế cạnh tranh rất lớn so với các nước khác trong việc mở cửa, giao lưu và thương mại quốc tế qua đại dương.

Với một vị trí địa lý thuận lợi như thế, việc hoạch định một chiến lược kinh tế biển phù

hợp là hoàn toàn cần thiết để có thể khai thác tối đa lợi ích kinh tế chính đáng từ biển

cũng như bảo đảm an ninh quốc gia.

Hiện nay, kinh tế biển Việt Nam mang lại nguồn thu hơn 10 tỉ USD/năm. GDP kinh tế biển

và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47%- 48% GDP cả nước. Trong đó GDP

của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20% - 22% tổng GDP cả nước. Trong các ngành

kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là


khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển). Hầu hết các tập

đoàn khai thác cảng biển và vận tải biển hàng đầu thế giới với nhiều dự án xây dựng và

khai thác cảng công-ten-nơ đã có mặt tại Việt Nam như HIT (Hồng Công, Trung Quốc),

SSA (Mỹ), CMA-CGM (Pháp), K-Line (Nhật Bản)…(2). Sự đầu tư của các tập đoàn cảng

biển lớn trên thế giới tại Việt Nam góp phần làm cho hệ thống cảng biển Việt Nam hiện

đại hơn, đồng thời tạo ra lực hút đối với thị trường bên ngoài do tầm ảnh hưởng mang
tính quốc tế.

Du lịch biển với các địa điểm du lịch ven biển nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Lăng

Cô, Nha Trang, Vũng Tàu… đã thu hút hàng triệu khách quốc tế mỗi năm. Trong tương

lai, tiềm năng này còn lớn hơn nhiều bởi tại vùng biển và ven biển tập trung tới 3/4 khu
du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên đề.


Việc xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất ven biển

gắn với các đô thị ven biển là một trong năm lĩnh vực ưu tiên mang tính chiến lược để

phát triển kinh tế biển. Các khu kinh tế biển cùng với các thành phố lớn ven biển sẽ tạo

nên những trung tâm kinh tế biển mạnh, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện


nay cũng như yêu cầu phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.
 
T

thongoc_97977

Thuận lợi:
+ cung cấp tài nguyên,nguyên liệu( dầu mỏ,khí đốt,...hải sản)
+tạo cảnh quan duyên hải,hải đảo đẹp để phát triển du lịch
+phát triển giao thông đường biển
+điều hòa khí hậu
+xây dựng hải cảng
.......................
Khó khăn:
bão tố,sóng thần, nước dâng,,..gây thiệt hại về người và của.
 
M

minh_minh1996

Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Giao thông thuận tiện hơn, giao lưu giữa các nước dễ dàng hơn
- Biển đem lại nguồn lợi về thủy sản: cá tôm mực...
- Nguồn lợi về khoáng sản: dầu khí...
- Hình thành nhiều bãi biển đẹp: sầm sơn, nha trang....
* Xã hội:
- Thuận lợi cho việc giao dịch buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các vùng miền của cả
nước. Đời sống người dân cũng được cải thiện hơn nhờ vào nguồn lợi từ biển.
Khó khăn:

- Thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây tổn thất về người và của
- Biển xâm nhập mặn, đặc biệt ở Nam Bộ làm đất nhiễm mặn khó sản xuất

Nếu bạn muốn biết thêm và vật lý 8 thì vào đây
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=137482
 
Top Bottom