Địa 12 [Địa lí 12] Thư Viện Tra Cứu

B

banhuyentrang123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay mình tạo pic này với mục đích là tạo ra thư viện tra cứu cho box địa 12 tất cả các câu hỏi mà các bạn quan tâm mình sẽ sắp xếp lại trong box theo Trật tự các mem nếu thấy có tài liệu ứng với câu hỏi của mình thì thôi xin ko post bài làm loãng đề tài còn nếu chưa có thì mình sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian sớm nhất
đầu tiên xin bắt đầu với bài!
 
Last edited by a moderator:
B

banhuyentrang123

Bài số 1 Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập

+ Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ XX-dầu thế ki XXI có ảnh hưởng như thế nào dến công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
link bài viết : http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=82693




--------------------------
Bài số 2 Vị trí địa lý và lãnh Thổ
Lý Thuyết Tham Khảo
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

1/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.

- Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:

+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

- Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.

- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

2/ PHẠM VI LÃNH THỔ:

a) Vùng đất:

+ Toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích là 331.212 km2.

+ Nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền (đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1400 km, Việt Nam – Lào dài gần 2100 km, Việt Nam – Campuchia dài hơn 1100km).

+ Đường bờ biển dài 3260km chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

+ Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).

b) Vùng biển:

Vùng biển của nước ta bao gồm:

- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m).

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.

- Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như Công ước quốc tế quy định.

- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

c) Vùng trời: Là khoảng không gian không giới hạn độ bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.

3/ Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VIỆT NAM:

a) Ý nghĩa tự nhiên:

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.

- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.

b) Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng:

- Về kinh tế:

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

- Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước,

Câu hỏi chú ý
Câu 2: Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KT-XH ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
-Thuận lợi,khó khăn
a/ Thuận lợi:
-Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới.
-Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
-Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp.
-Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi.
-Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển.
-SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại.
b/ Khó khăn:
Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm.
- ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta.
a/ Ý nghĩa về tự nhiên
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Giáp biển Đông nên chịu ẩnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
-Nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á-Thái Bình Dương nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
b/ Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông hàng hải, hàng không, đường bộ với các nước trên thế giới.
+ Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các nghành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)
- Về văn hóa- xã hội: nằm ở nơi giao thoa các nền văn hóa nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa . Đây cũng là thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa chiến lược trong công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước.
*Khó khăn: vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.
 
Last edited by a moderator:
T

thuylona

Một số phép tính thường gặp khi vẽ biểu đồ!

1. Mật độ dân cư

_ Đơn vị : Người /km2

_Công thức : Mật độ= số dân / diện tích


2. Sản lượng

_Đơn vị :Tấn hoặc nghìn tấn hoặc triệu tấn

_Công thức : Sản lượng = năng suất x diện tích


3. Năng suất



_Đơn vị :Kg / ha hay tạ / ha hoặc tấn/ tấn

_Công thức :Năng suất = sản lượng / diện tích


4. Bình quân đất trên người

_Đơn vị :m2 / người

_Công thức :Bình quân đất = diện tích đất/ trên số người


5. Bình quân thu nhập

_Đơn vị :USD / người

_Công thức :BQ thu nhập = tổng thu nhập / số người



6. Bình quân sản lượng LT

_Đơn vị : Kg / người

_Công thức :BQ sản lượng = sản lượng lương thực / số người


7. Từ % tính giá trị tuyệt đối

_Đơn vị :Theo số liệu gốc

_Công thức :Lấy tổng thể x số %


8. Tính %

_Đơn vị : %

_Công thức : Lấy từng phần / tổng thể x 100


9.Lấy năm gốc 100% tính các năm kế tiếp

_Đơn vị :%

_Công thức: Số thực của năm sau x 100 rồi chia số thực của năm gốc
( năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê )

-------------------------------------------------

Chúc các bạn học tốt ! :)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom