Địa 12 [Địa lí 12]Khác biệt về trình độ chuyên môn hóa của TD&MN Bắc Bộ-Tây Nguyên

B

banmaixanh1638

Last edited by a moderator:
T

truonghan_h

Chuyên môn hóa của 2 vùng này là khác nhau. Khác cả về qui mô và cơ cấu.
Em tham khảo bài viết trước nhé.
 
E

emtienhocmai

1.Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ,còn các nhân tố kinh tế -xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó?
2, Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa :
-trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
_Đồng bằng sông hồng với đồng bằng sông cửu long
và giải thích nguyên nhân của sự khac nhau đó?
3,Tại sao việc phát triển các vùng chuyen canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn?
 
T

truonghan_h

1.Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ,còn các nhân tố kinh tế -xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó?
2, Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa :
-trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
_Đồng bằng sông hồng với đồng bằng sông cửu long
và giải thích nguyên nhân của sự khac nhau đó?
3,Tại sao việc phát triển các vùng chuyen canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn?

Câu 1:
- Các điều kiện tự nhiên là nên chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp:
> Trước hết ta xét về các vùng nông nghiệp chính ở nước ta, với 7 vùng nông nghiệp. Mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên khác nhau, đo cũng góp phần qui định sự phân hóa về lãnh thổ nông nghiệp
Ví dụ trung du và miền núi Bắc Bộ: điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp , trồng các cây công nghiệp dài ngày có giá trị, đất đai và địa hình ở đây không thích hợp cho việc trồng các cây lương thực thực phẩm.
> Đó là sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên: Địa hình, khi hậu, đất đai, mạng lưới sông ngòi. Từ những yếu tố đó chúng ta xác định được nên phát triển nông nghiệp như thế nào cho hợp lí (nền chung).
Ví dụ ở Tây Nguyên lại rất thuận lợi cho phát triển cây cà phê, Đông Nam Bộ lại thuận lợi cho phát triển cây cao su...hình thành nên vùng chuyên môn hóa cây công nghiệp.
- Các yếu tố Kinh tế - xã hội làm phong phú thêm sự phân hóa này: đó là sự phát triển, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới, xem kẽ trong các vùng chuyên môn hóa đó.
Ví dụ: việc chăn nuôi cừu hiện nay cũng đang dần phổ biển ỏ nước ta chẳng hạn, hay việc trồng cây cao su ở Tây Nguyên với diện tích ngày càng lớn mà hiệu quả không kém Đông Nam Bộ.
> Đó là sự phát triển các giống mới nhằm tăng năng suất, chất lượng và đa dạng hóa trong mỗi vùng nông nghiệp.
Câu 2:
Các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày đó là Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
> Trong đó TDMNBB là vùng chuyên canh cây chè (diện tích và sản lượng chiếm trên 80 % của cả nước).
> Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê với diện tích chiếm 4/5 của cả nước, sản lượng chiếm khoảng 90% của cả nước. (2001)
>> Câu 1 là ý chứng minh rồi đó. Em cần xem xét về các điều kiện tự nhiên: địa hình của mỗi vùng là gì?
+ Khí hậu của TDMNBB là cận nhiệt và ôn đới nên thuận lợi cho cây chè (ưa mát). Còn Tây Nguyên là khi hậu nhiệt đới, nền nhiệt cao hơn TDMNBB thuận lợi cây công nghiệp dài ngày như cà phê cao su.
+ Đất đai, hệ thống cung cấp nước (em xem phần tự nhiên của 2 vùng nhé)
+ Truyền thống kinh nghiệm của mỗi vùng phù hợp với sự chuyên canh đó.
=>>> Từ đó kết luận sự chuyên môn hóa cây trồng ở đây nhé (các điều kiện tự nhiên là nền chung còn các yếu tố kinh tế xã hội là thúc đây sự đa dang và phân hóa lãnh thổ nông nghiệp)
- Còn DBSH và DBSCL đó là 2 vùng chuyên canh cây lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước. (làm tương tự như trên nhé, cũng chứng minh qua các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội) cái khác đây là 2 vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ với diện tích lớn rất thuận lợi cho phát triên lương thực thực phẩm.
 
B

bacnhon

tóm tắt kĩ dùm em cái mấy anh chị ời em can những chi tiết cụ thể hơn
 
H

harushinj

1.H
3,Tại sao việc phát triển các vùng chuyen canh nông nghiệp kết hợp công nghiệp chế biến lại quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn?
- Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây nông nghiệp:
+ Mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu thụ và xuất khẩu
+ Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp
- Xây dựng vùng chuyên canh gắn với cơ sở chế biến
+ Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, tạo ra các liên hợp nông – công nghiệp
+ Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hoá nông nghiệp
- Góp phần giảm cước phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm. Cho phép sản phẩm cây nông nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới.
 
Top Bottom