Địa 12 [Địa lí 12] Đông bằng sông Hồng

T

tieuvu_hb

1/ĐBSH là vùng có điều kiện phát triển trồng cây lương thực thực phẩm:
a.ĐKTN:
-Khí hậu:khí hậu nhiệt đơi gió mùa với nắng nóng mưa nhiều độ ẩm cao rất huận lợi cho phát triển trồng cây lương thực thực phẩm.
Hơn nữa đây là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông Bắc,có mùa đông lạnh kéo dài khoảng 2-3 tháng nên có khả năng phát triển cây thực phẩm,lương thực có nguồn gốc ôn đới!Đây là cơ sở để vùng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng
-Đất:Loại đất chính của vùng là đất phù sa khá màu mỡ được bồi đắp từ hàng nghìn năm nay rất thích hợp cho trồng cây LTTP :đất trong đê t/h trông cây lúa nước,đất phù sa ngoài đê trồng khoai,ngô,...
-Nước:Mật độ sông ngòi khá dày chủ yếu là chi lưu và phụ lưu của 2 hệ thống sông:Thái Bình và s.Hồng , lưu lượng nước của các sôngkhá lớn do mưa nhiều trung bình khỏang 1500ml-2000ml đã dáp ứng cơ bản đựơc nhu cầu nước tưới cho sản xuất cây LT,TP ở vùng!
b.ĐKKTXH
-Dân cư:Đông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và có kinh nghiệm lâu đời trong việc sản xuất cây LTTP,gần đây trình đọ người lao động được nâng lên do được chuyển giao KHKT
-Thị trường tiêu thụ:Khá rộng lớn bởi phải đáp nhu cầu tiêu thụ cho một số lượng dân số khá đông,đồng thời cũng là "hậu phương" về lương thực đối với TDMNPBắc,đặc biệt thị trường tiêu thủ mở rộng do gần đây vùng đã xuất khẩu sản phầm LTTP ra nước ngoài!
-KHKT-CSSHT tương đối tốt.Vùng có đê ngăn lũ được đắp và tu sửa từ bao đời nay,hệ thống kênh mương tưới tiêu được hoàn thiện căn bản và khá đồng bộ.Trong khi đó ĐBSH có nhiều công ti giống cây trồng,các trạn trại nghiên cứu họat động có hiệu quả tạo ra nhiều giống cây mới nâng cao năng suất cây trồng .KHKT được chuyển giao tới tận tay người dân!
-Chính sách:Với việc xác định LTTP là một trong 3 chương trình KT trọng điểm như đường lối của nhà nước đã triển khai,từ 1986 tới nay bên cạnh việc giao đất,khoán đất theo chế đô khoán 10,hay khoán 100,gần đây vùng còn thực hiện nhiều chính sách khuyến nông,phát triển cánh đồng 50 triệu /hecta với nhiều loại cây LTTP có giá trị,đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh chuyển giao KHKT cho người dân,đó là những điều kiện quan trọng để vùng có khả năng phát triển đất nông nghiệp!

=>Như vậy ĐBSH là vùng có nhiều điều kiện để phát triển SXLTTP
2.Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn gây trở ngại:

a.ĐKTN:-Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho nhiều dịch bệnh thiên tai phát triển phá hoại cây trồng,giảm năng suất chất lượng .
-Trong khi đó,đất ở một số nơi của vùng nhất là đất trong đê đã có hiện tượng bạc màu gây khó khăn cho sản xuất
+diên tích đất NN hiện chỉ chiếm khoảng 51,2% diện tích đất tự nhiên,trong khi đó gần như không có khả năng mở rộng,lại bị thu hẹp ngày càng nhiều do chuyển đổi mục đích đất NN không có quy hoạch,đó cũng là khó khăn lớn cho phát triển SXLTTP


.-Thời gian gần đây,với đặc điểm của chế độ nước theo mùa vì vậy nhiều thời điểm sản xuất LTTP của vùng thiếu nước trầm trọng(đặc biệt là sản xuất vụ xuân),trở ngại đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng!
b.KTXH
-Đây là vùng điển hình cho sức ép của dân số lên đất nông nghiệp,bình quân diện tích đất tự nhiên chỉ khoảng 0,4 ha/người chưa bằng 1/3 ĐBSCL,hơn nữa dân số đông cũng gây sức ép tới việc đảm bảo an ninh lương thực cho vùng!
-Vùng thiếu vốn và KHKT còn chậm được chuyển giao cho người dân để phát triển LTTP theo hướng hiện đại của nền sản xuất hàng hoá .

3.Hiện trạng

-Đây là vùng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước với sản xuất khoảng 2-3 vụ trong một năm .
-Năng suất,Sản lượng lương thực cũng như các cây Tp liên tục tăng nhưng bình quân sản lượng trên đầu người lại thấp do đây là vùng đông dân nhất cả nước!
-Vùng đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như cớ cấu mùa vụ lấy vụ đông là vụ sản xuất chính,đưa sản xuất cây rau thực phẩm thành cây sản xuất chính theo quy mô lớn và hướng sản xuất hàng hoá nhằm xuất khẩu.


Do bạn chưa nói rõ là nói đến vấn đề nào nên mình post thử bài này,bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác.Chúc thành công!
 
Top Bottom