A
aqnacm


Biển Đông và hệ thống đảo
Từ xa xưa, người Việt đã cư trú trên các đảo ven bờ và đã dần mở rộng các hoạt động kinh tế trên các quần đảo ở xa trên biển Đông. Điều này đã được khẳng định qua các dấu ấn lịch sử, và dấu ấn thiên nhiên.
Những thành phần cấu thành văn hoá ở các di chỉ khảo cổ học trên các đảo, đặc biệt các đảo vùng Đông Bắc cùng kết quả nghiên cứu hoạt động kiến tạo cho thấy sự di chuyển của các đường bờ biển qua các giai đoạn lịch sử.
- Cách đây 7.500-7.000 năm đường bờ biển ở miền Bắc ở độ sâu 50-60 m so với mực nước biển hiện tại.
- Khoảng 6.000-5.500 năm trước đây, đường bờ biển ở độ sâu 25-30 m so với mực nước biển hiện nay.
- Khoảng 4.500-4.000 năm, đường bờ lúc đó cao hơn hiện nay 4-5 m (đợt biển tiến Flandrian).
- Cách đây khoảng 3.000 năm đường bờ nằm ở độ cao cao hơn hiện nay 1-2 m.
Những di chỉ Cái Bèo, Gò Trống, Quỳnh Văn liên quan tới các đợt biển thoái cách đây khoảng 6.000-5.500 năm, khi mà phần lớn vịnh Hạ Long nổi trên cạn, lúc đó cực Nam nước ta được gắn với các đảo của Đông Nam á. Đây là thời đại đá mới mà các cư dân Việt cổ tràn từ chân núi xuống các vùng đất mới đồng bằng, rồi sau đó các miền đất thấp này lại bị ngập chìm, còn sót lại các đảo như ngày nay.
Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, chúng ta vẫn có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền trên vùng trời, vùng đất, đặc biệt là chủ quyền vùng biển Đông rộng lớn với hàng nghìn quần đảo và đảo.
Căn cứ vào công ước Quốc tế về luật biển 1982 và các tuyên bố của Nhà nước ta (lấy tư liệu từ Ban Biên giới Chính Phủ) trên biển Đông của nước ta đã xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
Đường lãnh hải được vạch ra nối 11 điểm cơ sở:
Điểm A1 trên đảo Thổ Chu toạ độ 09010’ VB và 103021’ KĐ
Điểm A2 trên H. Đá lẻ (h. Khoai) toạ độ 08022’08 VB và 104022’04 KĐ
Điểm A3 trên Hòn Tài lớn toạ độ 08030’08 VB và 106057’05 KĐ
Điểm A4 trên hòn Bông Lang toạ độ 08038’09 VB và 106040’03 KĐ
Điểm A5 trên hòn Bảy Cạnh toạ độ 08039’07 VB và 106042’03 KĐ
Điểm A6 trên hòn Hải (Phú Quí) toạ độ 09018’ VB và 109005’ KĐ
Điểm A7 trên hòn Đôi (h.Gốm) toạ độ 12035’ VB và 109025’ KĐ
Điểm A8 trên Mũi Đại Lãnh toạ độ 12035’08 VB và 109027’02 KĐ
Điểm A9 trên hòn Ông Căn toạ độ 13024’ VB và 109031’ KĐ
Điểm A10 trên đảo Lý Sơn toạ độ 15025’01 VB và 109009’ KĐ
Điểm A11 trên đảo Cồn Cỏ toạ độ 17010’ VB và 107020’06 KĐ
I. Đặc điểm chung
Diện tích lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là 330.363 km2, còn diện tích trên biển Đông khoảng gần 1 triệu km2, tức là phần diện tích trên biển Đông lớn gấp 3 lần diện tích đất nổi.
Vùng biển Việt Nam trên biển Đông tiếp giáp với các vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, của Malaysia, và của Campuchia.
Nếu trên phần đất nổi của nước ta có rừng vàng nuôi sống, chở che cho hàng triệu người dân đất Việt thì phần mặt nước trên biển Đông có biển bạc, nơi đây có những nguồn lợi to lớn đã, đang và sẽ được khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế của Đại Việt xưa và Việt Nam ngày nay.
Theo rìa đất liền từ Móng Cái đến Hà Tiên, đường bờ biển của nước ta dài 3260 km. Nếu lấy tỷ số toán học giữa chiều dài đường bờ biển và diện tích đất nổi để làm chỉ tiêu so sánh tính biển, thì chưa tính chiều dài đường bờ bao quanh các đảo, quần đảo của Việt Nam, tỷ số này của Việt Nam là 0,016, ngang với quốc gia đảo Malaixia và gấp 2 lần Thái Lan (0,007). Nếu chia diện tích dất liền cho chiều dài đường bờ thì ở nước ta cứ khoảng 100 km2 trên đất liền có 1 km đường bờ biển, trong khi mức chung toàn thế giới là 600 km2 mới có 1 km đường bờ, chỉ số này của nước ta gấp 6 lần mức chung của thế giới. Nếu so sánh giữa diện tích trên biển với diện tích đất liền thì 1 km2 đất liền ứng với 4 km2 diện tích trên biển, nhiều gấp 1,7 lần mức chung của thế giới. Đặc biệt vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của nước ta có thể rộng tới 1,3 triệu km2 chủ yếu trên thềm lục địa. Do vậy, các nhà địa lý gọi đất nước ta là quốc gia có tính biển hay là quốc gia biển.
Từ xa xưa, người Việt đã cư trú trên các đảo ven bờ và đã dần mở rộng các hoạt động kinh tế trên các quần đảo ở xa trên biển Đông. Điều này đã được khẳng định qua các dấu ấn lịch sử, và dấu ấn thiên nhiên.
Những thành phần cấu thành văn hoá ở các di chỉ khảo cổ học trên các đảo, đặc biệt các đảo vùng Đông Bắc cùng kết quả nghiên cứu hoạt động kiến tạo cho thấy sự di chuyển của các đường bờ biển qua các giai đoạn lịch sử.
- Cách đây 7.500-7.000 năm đường bờ biển ở miền Bắc ở độ sâu 50-60 m so với mực nước biển hiện tại.
- Khoảng 6.000-5.500 năm trước đây, đường bờ biển ở độ sâu 25-30 m so với mực nước biển hiện nay.
- Khoảng 4.500-4.000 năm, đường bờ lúc đó cao hơn hiện nay 4-5 m (đợt biển tiến Flandrian).
- Cách đây khoảng 3.000 năm đường bờ nằm ở độ cao cao hơn hiện nay 1-2 m.
Những di chỉ Cái Bèo, Gò Trống, Quỳnh Văn liên quan tới các đợt biển thoái cách đây khoảng 6.000-5.500 năm, khi mà phần lớn vịnh Hạ Long nổi trên cạn, lúc đó cực Nam nước ta được gắn với các đảo của Đông Nam á. Đây là thời đại đá mới mà các cư dân Việt cổ tràn từ chân núi xuống các vùng đất mới đồng bằng, rồi sau đó các miền đất thấp này lại bị ngập chìm, còn sót lại các đảo như ngày nay.
Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, chúng ta vẫn có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền trên vùng trời, vùng đất, đặc biệt là chủ quyền vùng biển Đông rộng lớn với hàng nghìn quần đảo và đảo.
Căn cứ vào công ước Quốc tế về luật biển 1982 và các tuyên bố của Nhà nước ta (lấy tư liệu từ Ban Biên giới Chính Phủ) trên biển Đông của nước ta đã xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
Đường lãnh hải được vạch ra nối 11 điểm cơ sở:
Điểm A1 trên đảo Thổ Chu toạ độ 09010’ VB và 103021’ KĐ
Điểm A2 trên H. Đá lẻ (h. Khoai) toạ độ 08022’08 VB và 104022’04 KĐ
Điểm A3 trên Hòn Tài lớn toạ độ 08030’08 VB và 106057’05 KĐ
Điểm A4 trên hòn Bông Lang toạ độ 08038’09 VB và 106040’03 KĐ
Điểm A5 trên hòn Bảy Cạnh toạ độ 08039’07 VB và 106042’03 KĐ
Điểm A6 trên hòn Hải (Phú Quí) toạ độ 09018’ VB và 109005’ KĐ
Điểm A7 trên hòn Đôi (h.Gốm) toạ độ 12035’ VB và 109025’ KĐ
Điểm A8 trên Mũi Đại Lãnh toạ độ 12035’08 VB và 109027’02 KĐ
Điểm A9 trên hòn Ông Căn toạ độ 13024’ VB và 109031’ KĐ
Điểm A10 trên đảo Lý Sơn toạ độ 15025’01 VB và 109009’ KĐ
Điểm A11 trên đảo Cồn Cỏ toạ độ 17010’ VB và 107020’06 KĐ
I. Đặc điểm chung
Diện tích lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là 330.363 km2, còn diện tích trên biển Đông khoảng gần 1 triệu km2, tức là phần diện tích trên biển Đông lớn gấp 3 lần diện tích đất nổi.
Vùng biển Việt Nam trên biển Đông tiếp giáp với các vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, của Malaysia, và của Campuchia.
Nếu trên phần đất nổi của nước ta có rừng vàng nuôi sống, chở che cho hàng triệu người dân đất Việt thì phần mặt nước trên biển Đông có biển bạc, nơi đây có những nguồn lợi to lớn đã, đang và sẽ được khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế của Đại Việt xưa và Việt Nam ngày nay.
Theo rìa đất liền từ Móng Cái đến Hà Tiên, đường bờ biển của nước ta dài 3260 km. Nếu lấy tỷ số toán học giữa chiều dài đường bờ biển và diện tích đất nổi để làm chỉ tiêu so sánh tính biển, thì chưa tính chiều dài đường bờ bao quanh các đảo, quần đảo của Việt Nam, tỷ số này của Việt Nam là 0,016, ngang với quốc gia đảo Malaixia và gấp 2 lần Thái Lan (0,007). Nếu chia diện tích dất liền cho chiều dài đường bờ thì ở nước ta cứ khoảng 100 km2 trên đất liền có 1 km đường bờ biển, trong khi mức chung toàn thế giới là 600 km2 mới có 1 km đường bờ, chỉ số này của nước ta gấp 6 lần mức chung của thế giới. Nếu so sánh giữa diện tích trên biển với diện tích đất liền thì 1 km2 đất liền ứng với 4 km2 diện tích trên biển, nhiều gấp 1,7 lần mức chung của thế giới. Đặc biệt vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của nước ta có thể rộng tới 1,3 triệu km2 chủ yếu trên thềm lục địa. Do vậy, các nhà địa lý gọi đất nước ta là quốc gia có tính biển hay là quốc gia biển.