Địa 12 [Địa lí 12]Địa lí chú trọng vào phần nào?

D

dtb_lg2

tớ giải quyết hộ bạn nhé.
Tớ cho bạn cái tớ tổng hợp được từ những kì thi tốt nghiệp trước.
Câu 1: Toàn cầu hoá là một xu thế lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới.
* Định hướng: thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế KT thị trường định hướng XHCN. Đẩy mạnh CN hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển KT tri thức, đẩy mạnh hội nhập KT quốc tế để tăng tiềm lực KT quốc gia. Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững. Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển VH mới, chống lại các tệ nạn XH, mặt trái của KT thị trường.
Câu 2: Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Gần vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu di cư của nhiều loài động vật, thực vật nên có nguồn tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
Vị trí và hình thể nước ta tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền nam, giữa miền núi với đồng bằng, ven biển, hải đảo hình thành các vùng tự nhiên khác nhau. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu 3: * Vùng đồi núi:
- Các thế mạnh: khoáng sản nhiều, rừng nhiều, diện tích đất trồng khá lớn. Có nhiều loài SV quí hiếm. Miền núi còn có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc. Vùng bán bình nguyên trồng được nhiều loại cây ăn quả và cây lương thực. Tiềm năng thuỷ điện lớn. có điều kiện phát triển tiềm năng du lịch.
- Các hạn chế, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ khiến GTVT gặp khó khăn. Do mưa nhiều, độ dốc lớn nên dễ gây lũ lụt, lũ quét, xói mòn, sạt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ gây động đất. Các thiên tai khác như mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng đến đời sống SH và sản xuất của người dân.
* Vùng đồng bằng:
- Thuận lợi: nông nghiệp nhiệt đới ẩm phát triển, nhất là lúa gạo. Là nơi tập trung đông dân cư, đô thị, các khu công nghiệp.... GTVT đường bộ và đường thuỷ có điều kiện phát triển. ........
- Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
 
D

dtb_lg2

tiếp tục nhé
Câu 4: Đặc điểm tự nhiên nước ta:
Địa hình: xâm thực mạnh ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông ngòi nhiều nước và giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.
Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa:
Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa canh, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
Sự thất thường của thời tiết cũng gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh,....
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm, ngư nghiệp, GTVT, du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
Khó khăn: + các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác.... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.
+ độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản.
+ các thiên tai gây tổn thất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại lớn về người và của.
+ các hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng đến SX và đời sống.
+ môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.
Câu 5: Nhiệm vụ chiến lược bảo vệ tài nguyên và môi trường:
Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu, có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại.
Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người.
Ổn định dân số
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
Câu 6: giải quyết việc làm:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mở rộng mô hình đào tạo cho lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
 
D

dtb_lg2

Câu 7: Ảnh hưởng của đô thị hoá:
- Đô thị hoá có tác động mạnh với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá rất lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong ngoài nước, tạo động lực cho sự phát triển KT.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự XH,.....
Câu 8: Cơ cấu KT nông thôn:
- Các doanh nghiệp: nông lâm ngư nghiệp
- Các hợp tác xã nông lâm ngư nghiệp
- Kinh tế hộ gia đình
- Kinh tế trang trại
Câu 9: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, XH và môi trường.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới KT-XH của nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
 
D

dtb_lg2

Câu 10: Nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
Nhân tố bên trong: vị trí địa lý; tài nguyên thiên nhiên( bao gồm: khoáng sản, nguồn nước, tài nguyên khác); điều kiện KT-XH (bao gồm: dân cư, lao động; trung tâm KT và mạng lưới đô thị; điều kiện khác).
Nhân tố bên ngoài: thị trường; hợp tác quốc tế (bao gồm: vốn, công nghệ; tổ chức quản lí)
Câu 11: Nước ta có 6 vùng công nghiệp. Xem trên Alat địa lý Việt Nam
Câu 12: Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm sau:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực KT và hấp dẫn các nhà đầu tư
- Có tỉ trọng GDP lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhận ra toàn quốc
Các bài tập liên quan đến gió mùa, khí tượng thuỷ văn không đề cập, vì nó quá dài không tiện cho quá trình ôn tập. Nếu biết cách học đọc Atlat địa lý bạn sẽ dễ dàng có điểm được ở những câu hỏi đó. Như vậy bạn sẽ đc điểm cũng tương đối rồi đó.
Ôn tập thêm phần Văn học. Tự bịa đi. Các mục nhận xét cho các biểu đồ cũng là món dễ kiếm điểm trong kì thi tốt nghiệp.
Nhưng trước hết bạn hãy chắc chắn bạn vẽ biểu đồ chính xác đã.^^
 
T

tannhuong

:D
phần bắt buộc là 5 đ òi
xem atlat đc 2 đ nữa là 7 đ haha ( nói vậy chứ tui đc 5 đ là mừng òi)
 
B

banhuyentrang123

chú ý địa lý tự nhiên địa lý dân cư địa lý các ngành kinh tê và các vùng kinh tế nhé các em
 
D

dtb_lg2

theo tớ nên chú ý vào phần ảnh hưởng, hạn chế, thế mạnh. Các câu hỏi này rất hay hỏi vào. Nguyên nhân của một số vấn đề dẫn đến tình trạng như thế này như thế kia.
Còn phần vùng kinh tế thì không ôn cũng chả sao. Vì những phần phân vùng kinh tế. Ví dụ:
Câu hỏi là: hãy kể tên các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc ( các tỉnh ý) thì cứ xem trên Atlat là có hết rồi.
Chú ý phần KT vì nước ta đang trên đà hội nhập. Nên rất có thể người ta sẽ hỏi liên quan đến phần này. Còn tự nhiên: xem Atlat mà bịa cũng được kha khá. Nhưng phải nhớ sự ảnh hưởng của tự nhiên, đặc điểm quan trọng. Không cần nhớ quá chi tiết làm j.
 
Top Bottom