Các lý thuyết trên thế giới bàn về phát triển văn hóa và con người trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chẳng hạn: Samuel P.Huntington đưa ra lý thuyết về sự đụng độ của các nền văn minh; T.L.Friedman đưa ra lý thuyết về thế giới phẳng; Dominique Wolton nói về toàn cầu hóa và sự chung sống giữa các nền văn hóa. Ngoài những lý thuyết đó ra còn cần chú ý đến các lý thuyết nào khác nữa?
Liên quan đến vấn đề này, chúng ta sẽ bàn kỹ vấn đề tòan cầu hóa văn hóa và văn hóa toàn cầu. Trong các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước ta chỉ nói đến toàn cầu hóa cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng gần đây nhiều nhà khoa học cho rằng có toàn cầu hóa văn hóa và có văn hóa toàn cầu. trong bài viết “xu hướng mỹ hóa văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa…”, TS. Nguyễn Thái Yên Hương cho rằng có toàn cầu hóa văn hóa và toàn cầu hóa văn hóa đang mang ý nghĩa ý là một quá trình mỹ hóa. Trong cuốn sách “văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa”, PGS.TS. Nguyễn Văn Dân cũng đã khẳng định như thế. Trong bài tham luận, “những cơ sở và điều kiện của toàn cầu văn hóa” gửi cho hội thảo khoa học lần này tác giả Nguyễn Văn Dân đã nêu ra những cơ sở nhân văn chủ yếu của văn hóa toàn cầu; một số điều kiện quan trọng dẫn đến toàn cầu hóa văn hóa. Ngược lại trong bài tham luận “Nhận thức lại toàn cầu hóa và chỉ số toàn cầu hóa của Việt Nam trong 72 nước năm 2007”, gửi cho hội thảo khoa học này, PGS.TS. Hồ Sĩ Qúy lại khẳng định không có cái gọi là toàn cấu hóa văn hóa. Đây là vấn đề cần được thảo luận ở Hội thảo này.
Tác động của toàn cầu hóa đối với sự phát triển văn hóa và con người Việt Nam; cơ hội và thách thức mà toàn cầu tạo ra như thế nào; đánh giá cái đuợc và mất khi tham gia toàn cầu hóa? Có phải được 7 mất 3 hay ngược lại? Phải chăng tác động của toàn cầu hóa chủ yếu là nói đến ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến sự phát triển văn hóa con người Việt Nam?
Thực ra, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với các nước khác, trong đó có Việt Nam không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội cho sự phát triển. Do toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và do bản thân phương Tây có nền văn hóa phát triển lại lợi dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là cách mạng thông tin nên có lẽ chưa bao giờ phương Tây lại có điều kiện thuận lợi trong việc truyền bá văn hóa của mình như bây giờ.
Trước đây, nhiều nước phương Tây thực hiện xâm lăng văn hóa thông qua thôn tính lãnh thổ. Ngày nay, các nước phương Tây vừa có nền kinh tế phát triển, vừa có những phương tiện hiện đại trong tay, đã lợi dụng quá trình toàn cầu hóa, lợi dụng hội nhập quốc tế để truyền bá văn hóa của mình. Thông qua hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ và các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý, các nước phương Tây có thể dùng mọi hình thức hấp dẫn để đưa văn hóa của mình vào các nước chậm phát triển. Đồng thời thông qua giao lưu văn hóa để truyền bá văn hóa phương Tây. Đặc biệt là họ sử dụng các loại hình nghệ thuật vốn là công cụ hấp dẫn và rất phát triển ở các nước phương Tây để tác động vào văn hóa của các nước khác.
Nền công nghiệp văn hóa ở Mỹ và Tây Âu rất phát triển, trong đó cộng nghiệp điện ảnh, công nghiệp phát thanh truyền hình, công nghiệp xuất bản, công nghiệp vui chơi giải trí, công nghiệp nghe nhìn,…. Cứ trong 10 tỷ phú đứng đầu trên thế giới thì trên một nữa là hoạt động trên lĩnh vựa liên hoan đến văn hóa: Truyền thông, xuất bản, điện ảnh,… Mặc hàng xuất khẩu đứng hàng thứ hai sau máy bay dân dụng của Mỹ là điện ảnh băng hình. Đã hình thành những tập đoàn xuyên quốc gia chi phối các lĩnh vực xuất bản, ứng lót, truyền thông báo chí, giải trí, … Tây Âu với nền công nghiệp văn hóa phát triển như vậy đủ sức bành trướng sang các nước khác, cộng thêm với việc sử dụng những ngôn ngữ vốn rất phổ biến trên thế giới như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,… Lại càng thuật lợi cho ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tràn vào các nước.
Trước đây vấn đề tư tưởng thường được coi như hàng rào chán sự hợp tác quốc tế vì vậy có người nói hội nhập nhưng không hội tụ, hòa hợp nhưng không hòa tan, đổi mới nhưng không đổi màu. Hiện nay, tuy không nói nhiều về hệ tư tưởng và hệ tư tưởng không còn đóng vai trò chủ yếu trong hợp tác quốc tế nữa, nhưng như thế không có nghĩa là vấn đề hệ tư tưởng không còn quan trọng nữa. trong chiến lược diễn biến hòa bình vẫn có âm mưu làm biến đổi hệ tư tưởng, đặc biệt là biết đổi hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới đang cùng tồn tại những chế độ chính trị - xã hội khác nhau, dựa trên những hệ tư tưởng khác nhau. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, những nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn giữ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vẫn kiên trì chủ nghĩa Mac - LeNin. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào các nước xã hội chủ nghĩa có nguy cơ làm biến đổi dần dần hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và làm nhạt dần chủ nghĩa Mac - LeNin. Các Đảng Cộng Sản ở đây đang tìm mọi cách để ngăn chặn âm mưu này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo vệ được chủ nghĩa Mac - LeNin, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. <br/>
Nguy cơ biến đổi hệ tư tưởng đi liền với nguy cơ biến đổi về đạo đức, lối sống do ảnh hưởng của văn hóa phương tây. Không nên quan niệm đạo đức, lối sống phương Tây là hoàn toàn xấu và cũng không nên quan niệm đời sống vật chất càng cao thì đạo đức và lối sống càng thấp. Quan niệm về đạo đức, lối sống của mỗi dân tộc có nhiều điểm khác nhau. Trong đạo đức, lối sống phương Tây có những mặt tốt cần khẳng định và học tập, nhưng đồng thời trong đó có mặt tiêu cực như lối sống ích kỷ, sa đọa và tàn bạo. Trong quá trình hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các nước, các văn hóa phẩm đồi trụy len lỏi vào, nếu nước ta không vững vàng thì sẽ bị tác hại ghê gớm nhất là đối với thanh thiếu niên. Nhiều nơi đã bị lối sống phương Tây thu hút như lối sống tiêu thụ, đua đòi, sùng ngoại, không phù hợp với truyền thống dân tộc, làm ảnh hưởng đến các chuẩn mực xã hội, có thể làm biến dạng đạo đức và lối sống dân tộc.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để ngăn chặn và khắc phục được ảnh hưởng đến tiêu cực đó.
Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực. Tích cực vì khi tiếp thu nền văn hóa đó là điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc hiện đại hóa và tiên tiến nền văn hóa dân tộc. Tiêu cực vì nó hàm chứa tính chất khống chế và áp đặt của các giá trị văn minh nước lớn, gây trở ngại cho việc phát triển của các quốc gia nhỏ yếu. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến sự tồn tại, phát triển và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, làm cho những nét riêng và độc đáo của dân tộc bị biến dạng. Một mặt ảnh hưởng của các giá trị phương Tây có thể làm cho Việt Nam nâng cao từng bước, hiện đại hóa từng bước nền văn hóa của mình, nhưng mặt khác nó cũng làm cho tính riêng biệt, sắc thái độc đáo nền văn hóa Việt Nam dể bị mai một, phai nhạt, nếu không có chính sách phòng ngứa và bảo vệ. Nếu nước ta không có đủ bản lĩnh thì dể bị thôn tính và tất yếu sẽ mất bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều nước phương Tây đang muốn thực hiện toàn cầu hóa văn hóa, áp đặt các hệ giá trị của mình cho các nước khác, cho các nền văn hóa khác, mà còn cả sự tồn vong của mỗi quốc gia. Tiếp xúc với văn hóa phương Tây vừa tạo cơ hội cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú hơn, hiện đại và tiên tiến hơn, đồng thời còn bổ sung, điều chỉnh một số nét của các giá trị ttruyền thống cho phù hợp với thời đại nhưng chúng ta vẫn phải đề phòng một số yếu tố tiêu cực như: lối sống tiêu thụ, những thị hiếu và lối sống không phhù hợp với truyền thống dân tộc. Vấn đề đặt ra ở đây là xử lý như thế nào mối quan hệ giữa phát huy truyền thông tốt đẹp của văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hhóa nhân lọai trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, giao lưu văn hóa với nước ngòai từng bước được mở rộng, chúng ta còn nhiều cơ hội tiếp xúc rộng rãi hơn với văn hóa thế giới và chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hóa Việt Nam. Nhiều họat động hợp tác, giao lưu văn hóa quốc tế trên quy mô lớn đã được tổ chức ở Việt Nam và ở nước ngoài gây được tiếng vang và tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè và truyền thống văn hóa, nghệ thuật Việt Nam. Nhiều hiệp định văn hóa với nước được ký kết; tham gia nhiều tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế song phương và đa phương về di sản văn hóa, về quyền tác giả và quyền liên quan; nhiều dự án về hợp tác văn hóa được thực hiện có hiệu quả