[Địa lí 11]Đất nước israel và palestine ?

H

hocmai.diali

Nhắc Em đặt tên tiêu đề đúng Qui định.

Tham khảo thông tin sau: (nguồn: wikipedia)

Israel (được gọi là Nhà nước Do Thái) là một quốc gia theo chế độ cộng hòa ở vùng Trung Đông bên cạnh Địa Trung Hải.

Cái tên "Israel" bắt nguồn từ trong Kinh thánh Hebrew, Jacob, tổ phụ của dân tộc Do Thái, đã được đổi tên thành Israel sau khi chiến đấu với một đối thủ thần bí. Đất nước theo kinh thánh này của Jacob sau đó được gọi là "những đứa con của Israel" hay "Israelites". Các công dân của nước Israel hiện đại ngày nay, theo tiếng Anh, được gọi là "Israelis".

Sau khi vua Solomon (973 - 937 TCN) (còn nhiều tranh cãi về niên đại chính xác) mất, nước Israel bị chia đôi: Israel ở miền bắc và Juda ở miền nam. Danh từ Juda được phiên âm sang tiếng Hán thành "Do Thái". Xứ Israel có thủ đô là Samaria, tồn tại đến năm 721 TCN thì bị đế quốc Assyria (nay ở miền bắc Irak) tiêu diệt. Xứ Juda có thủ đô là Jerusalem, tồn tại đến năm 587 TCN thì bị đế quốc Tân Babylon (nay ở miền nam Irak) tiêu diệt.

Dân tộc Do Thái bắt đầu định cư ở vùng đất Israel ngày nay từ khoảng 1800 năm TCN, sau đó di cư sang Ai Cập trong 1 thời gian. Đến khoảng 1255 TCN, nhà tiên tri Mosses dẫn dắt dân tộc Do Thái trở về đất nước Israel. Trong thời gian sau đó, người Israel liên tục phải chiến đấu chống lại quân du mục Philistine (tổ tiên của người Palestine ngày nay) khi bộ tộc này bị đuổi khỏi quê hương của họ là đảo Crete.

Cái tên Israel có lẽ lúc ban đầu được nhắc tới để chỉ một nhóm dân tộc chứ không phải một địa điểm, nhóm dân đó là người Merneptah Stele Ai Cập từ khoảng năm 1210 TCN. Trong hơn 3.000 năm, người Do Thái đã coi Vùng đất Israel là quê hương của họ, nó vừa là Đất thánh và là miền Đất hứa. Vùng đất Israel là vùng đất thiêng liêng đối với người Do Thái, gồm chứa những vị trí quan trọng nhất của Do Thái giáo - gồm cả những phần còn sót lại của Đền thứ nhất và Đền thứ hai, cũng như những nghi thức liên quan tới các đền đó. Bắt đầu từ khoảng năm 1200, một loạt vương quốc và quốc gia Do Thái đã tồn tại liên tục trong vùng trong hơn một thiên niên kỷ. Vào năm 1028 TCN, Saoul, một quý tộc quân sự được các bộ tộc Hebrew tôn làm vua. Triều vua David (1012 - 972 TCN).

Dưới thời cai trị của Babylonia, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Byzantine và (một thời gian ngắn) Sassanid, sự hiện diện của người Do Thái trong vùng bị thu hẹp vì các đế chế này đã trục xuất người Do Thái hàng loạt. Đặc biệt, thất bại của cuộc khởi nghĩa Bar Kochba chống lại Đế chế La Mã đã dẫn tới sự trục xuất hàng loạt người Do Thái ở quy mô lớn. Chính trong giai đoạn này, người La Mã đã đặt tên Syria Palaestina cho mảnh đất này để cố gắng xoá bỏ các mối liên hệ của người Do Thái với nó. Mishnah và Jerusalem Talmud, hai bản kinh tôn giáo quý giá nhất của Do Thái giáo, đã được viết ra ở vùng này và cũng trong giai đoạn này. Những người Hồi giáo chinh phục vùng đất từ tay Đế chế Byzantine năm 638. Vùng này nằm dưới sự cai trị của nhiều quốc gia Hồi giáo (chỉ bị ngắt quãng ở thời Thập tự chinh) trước khi trở thành một phần của Đế chế Ottoman năm 1517.
...............

Israel có chung biên giới với Liban ở phía bắc, Syria, Jordan và Bờ Tây ở phía đông, Ai Cập và Dải Gaza ở phía tây nam. Nó có đường bờ biển trông ra Địa Trung Hải ở phía tây và Vịnh Eilat (cũng được gọi là Vịnh Aqaba) ờ phía nam.

Trong cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, Israel chiếm Bờ Tây của Vương quốc Hashemite ở Jordan, Cao nguyên Golan của Syria, Dải Gaza (lúc ấy nằm dưới sự chiếm đóng của Ai Cập) và Sinai của Ai Cập. Israel rút toàn bộ quân đội và những người định cư khỏi Sinai năm 1982 và ra khỏi Dải Gaza vào ngày 12 tháng 12 năm 2005. Tương lai của tình trạng của Bờ Tây, Dải Gaza và Cao nguyên Golan vẫn còn chưa được xác định.

Tổng diện tích lãnh thổ Israel — không bao gồm những vùng đất Israel chiếm đóng năm 1967 — là 20.770 km² hay 8.019 mi² (dặm vuông); (1% nước). Tổng diện tích vùng nằm dưới quyền cai trị của luật pháp Israel — gồm Đông Jerusalem và Cao nguyên Golan — là 22.145 km² hay 8.550 mi²; với chưa tới một phần trăm diện tích nước. Tổng diện tích vùng nằm dưới quyền kiểm soát của Israel — gồm cả kiểm soát quân sự và vùng đất thuộc quyền quản lý của người Palestine ở Bờ Tây — là 28.023 km² hay 10.820 mi² (~1% nước).

Năm 2004, Văn phòng trung ương thống kê Israel định nghĩa ba vùng thành thị là: Tel Aviv (dân số 2.933.300 người), Haifa (dân số 980.600 người) và Be'er Sheva (dân số 511.700 người)[7]. Jerusalem cũng có thể coi là một vùng thành thị, dù rất khó xác định các biên giới của nó bởi vì nó bao gồm những cộng đồng Israel và Bờ Tây, cả người Israel và Palestine, và thậm chí các biên giới của chính thành phố Jerusalem vẫn còn đang bị tranh cãi. Năm 2005, dân số thành phố Jerusalem là 706.368 người. Nazareth và các vùng phụ cận, với cộng đồng Hồi giáo Ả Rập chiếm đa số, thỉnh thoảng cũng được coi là phần phụ của vùng thành thị.

Israel có một nền kinh tế thị trường phát triển cao cùng với sự điều tiết tích cực của chính phủ. Nước này nhập khẩu các nhiên liệu hoá thạch (dầu thô, khí tự nhiên và than đá), ngũ cốc, thịt bò, các nguyên liệu thô và trang thiết bị quân sự. Dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song trong 20 năm qua Israel vẫn đã luôn phát triển nhanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Israel tự túc được phần lớn lương thực trừ ngũ cốc và thịt bò. Kim cương, kỹ thuật cao, trang thiết bị quân sự, phần mềm, dược phẩm, hoá chất tinh chế (fine chemical) và các nông sản (hoa quả, rau và hoa) là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này. Israel thường xuyên bị lớn thâm hụt tài khoản vãng lai, song chúng thường được bù đắp bằng các khoản tài trợ lớn từ nước ngoài và các khoản vay nước ngoài. Israel sở hữu nhiều cơ sở lọc dầu, đánh bóng kim cương và nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn. Theo điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Israel là nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm nhất ở khu vực Trung Đông mở rộng. Tháng 5 năm 2007, Israel đã được mời gia nhập OECD.

Khoảng một nửa khoản nợ của chính phủ là nợ Hoa Kỳ. Đây cũng là nước cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự chủ yếu cho Israel. Bình quân hàng năm, Israel nhận từ Mỹ khoảng 5,5 tỷ USD viện trợ. Một tỷ lệ lớn nợ nước ngoài của Israel do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ, thông qua chương trình Trái phiếu Israel. Những đảm bảo của Mỹ cho các khoản vay của Israel và các nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư trực tiếp vào đó giúp cho lãi suất của những khoản vay này rất thấp và thỉnh thoảng còn thấp hơn tỷ lệ thị trường.

Dòng người Do Thái nhập cư từ Liên bang Xô Viết cũ lên tới cực đại khoảng 750.000 người trong giai đoạn 1989–1999, khiến tổng số người Do Thái đến từ Liên Xô lên tới con số một triệu (1/6 tổng dân số), làm tăng thêm nguồn chuyên gia và nhà khoa học- nhân tố làm tăng đáng kể giá trị nền kinh tế trong tương lai. Dòng người nhập cư, cộng với sự mở cửa của những thị trường mới từ cuối Chiến tranh Lạnh, đã tạo thêm sức mạnh mới cho kinh tế Israel, làm nó tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu thập kỷ 1990. Nhưng tăng trưởng đã chậm lại vào năm 1996 khi chính phủ áp đặt những chính sách tiền tệ và thuế chặt chẽ cũng như ngừng trợ cấp nhập cư. Các chính sách đó khiến lạm phát đã xuống mức thấp kỷ lục vào năm 1999.

Các ngành công nghiệp kỹ thuật cao đã chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thập kỷ 1990. Những hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên và mức đầu tư cao cho giáo dục đã đóng vai trò lớn trong việc hướng công nghiệp vào lĩnh vực kỹ thuật cao, dẫn tới thành công của Israel trong phát triển các kỹ thuật tiên tiến trong phần mềm, thông tin và khoa học đời sống. Israel thường được coi là Thung lũng Silicon thứ hai.

Một ngành kinh tế hàng đầu khác là du lịch nhờ số lượng đông đảo các địa điểm di tích lịch sử của cả Do Thái giáo và Thiên chúa giáo cũng như khí hậu ấm áp và khả năng tiếp cận các nguồn nước của Israel. Tầm quan trọng của công nghiệp kim cương cũng đang bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về những điều kiện bên trong ngành công nghiệp và sự nổi lên của một số hoạt động công nghiệp vùng Viễn Đông.

Tự do hoá nền kinh tế, giảm thuế cũng như giảm chi tiêu đã khiến cho khoảng cách giàu - nghèo tăng lên. Năm 2005, 20,5% trong tổng số hộ gia đình Israel (và 34% trẻ em Israel) sống dưới mức nghèo khổ, dù khoảng 40% trong số họ sẽ thoát khỏi ngưỡng nghèo qua các khoản hỗ trợ.

GDP danh nghĩa bình quân đầu người của Israel vào 28 tháng 7 năm 2005 là 19.248 Dollar Mỹ (đứng thứ 30 trên thế giới), còn GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương là 26.200 USD (cao thứ 26 trên thế giới). Khả năng sản xuất toàn thể (overall productivity) của Israel là 54.510,40 Dollar, và số lượng bằng phát minh được cấp là 74/1.000.000 người.

Theo Văn phòng trung ương thống kê Israel, tới cuối năm 2004, trong số 6,9 triệu người Israel, 77,2% là người Do Thái, 18,5% người Ả Rập và 4,3% "những nhóm người khác". Trong số người Do Thái, 68% là Sabras (sinh ra tại Israel), đa số là các thế hệ người Israel thứ hai và thứ ba, số còn lại là olim - 22% từ châu Âu và châu Mỹ, và 10% từ châu Á và châu Phi, ngay cả từ thế giới Ả Rập.

Israel có hai ngôn ngữ chính thức; tiếng Hebrew và tiếng Ả Rập. Tiếng Hebrew là ngôn ngữ chính và thứ nhất của quốc gia và đa số dân cư dùng tiếng này. Tiếng Ả Rập của thiểu số người Ả rập và một số thành viên cộng đồng Do Thái Mizrahi và Teimani. Tiếng Anh được dạy trong các trường học và đa phần dân cư coi đó là ngôn ngữ thứ hai. Các ngôn ngữ khác ở Israel gồm tiếng Nga, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, tiếng Romania và tiếng Pháp. Các chương trình giải trí của Mỹ và châu Âu thường xuyên được chiếu trên tivi và rạp chiếu bóng ở Israel. Báo chí cũng được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng trên kể cả những tiếng khác như tiếng Farsi.

Tới năm 2004, 224.200 công dân Israel sống ở Bờ Tây trong nhiều khu định cư Israel, (gồm cả các thị trấn như Ma'ale Adummim và Ariel, và một số ít cộng đồng đã từng sống rất lâu ở đó trước Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948 và được tái định cư sau Chiến tranh sáu ngày như Hebron và Gush Etzion). Khoảng 180.000 người Israel sống ở Đông Jerusalem[13] và thuộc sự cai quản của pháp luật Israel sau khi họ chiếm vùng đó từ Jordan trong Cuộc chiến sáu ngày. Khoảng 8.500 người Israel sống ở những khu định cư được xây dựng ở Dải Gaza, trước khi bị chính phủ buộc phải rời đi vào mùa hè năm 2005 một phần trong Kế hoạch rút quân đơn phương của Israel.

Theo văn phòng trung ương thống kê Israel, tới cuối năm 2004, 76,2% người Israel là người theo Do Thái giáo, 16,1% là Hồi giáo, 2,1% Thiên chúa giáo, 1,6% Druze và số còn lại 3,9% (gồm cả những người nhập cư từ Nga và một số người Do Thái) được xem là không tôn giáo.

Khoảng 12% người Do Thái Israel được xác định là haredim (những người theo tôn giáo chính thống); thêm 9% là "sùng đạo"; 35% tự coi mình là "những người theo truyền thống" (không gia nhập hoàn toàn vào Đạo Do Thái Halakha); và 43% là "thế tục" (thuật ngữ "hiloni"). Trong số những người thế tục, 53% tin ở Chúa.

Người Israel có khuynh hướng không theo một phong trào Do Thái giáo nào (như Do Thái giáo cải cách hay Do Thái giáo bảo thủ) nhưng lại muốn xác định mức độ theo tôn giáo của mình thông qua mối quan hệ theo mức độ thực hiện nghĩa vụ tôn giáo.

Trong số những người Israel Ả Rập, 82,6% là Hồi giáo, 8,8% Thiên chúa giáo và 8,4% Druze.
 
Top Bottom