Địa [Địa lí 10] Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

H

huck

Tham khảo nhé bạn!

Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

a. Điểm công nghiệp
- Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp
- Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh của Tây Bắc , Tây Nguyên
+ Một số điểm công nghiệp trên đất nước ta là: Hà Giang , Tĩnh Túc , Quỳnh Lưu, Đồng Hới , Huế , Tam Kỳ..
Ví dụ như : Lào Cai , Điện Biên Phủ , Sơn La , Kon Tum , Buôn Ma Thuột….

b. Khu công nghiệp
- Phân bố
+ Đông Nam Bộ (mức độ tập trung cao nhất )
+ Đồng Bằng Sông Hồng
+ Duyên Hải Miền Trung
Lớn nhất là KCN Phú Mỹ 1 ở Bà Rịa – Vũng Tàu , nhỏ nhất là khu công nghiệp Bình Chiểu ở TP HCM Đã có 90 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 19790 ha và 60 KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản.
- Các KCN đã thu hút được gần 2600 dự án từ nước ngoài với tổng vốn đầu tư 24,3 tỉ USD và gần 2800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn 136 nghìn tỉ đồng .Các KCN đã tạo việc làm cho hơn 90 vạn lao động trực tiếp và gần 2 triệu lao động gián tiếp
Một số khu công nghiệp của nước ta : Bắc Thăng Long , Nội Bài (Hà Nội ), Đồ Sơn (Hải Phòng) , Dung Quất (Quảng Ngãi), Linh Trung , Tân Tạo (TP HCM)

c. Trung tâm công nghiệp
- Phân loại theo vai trò của trung tâm đối với sự phân công lao động theo lãnh thổ có:
+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia : Hà Nội , TP Hồ Chí Minh
+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng như Hải Phòng, Đà Nẵng , Cần Thơ….
+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương :Việt Trì , Vinh , Thái Nguyên …
- Phân loại theo giá trị sản xuất công nghiệp
+ Các trung tâm rất lớn
+ Các trung tâm lớn
+ Các trung tâm trung bình
+ Các trung tâm nhỏ

d. Vùng công nghiệp
Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001) có 6 vùng công nghiệp trên đất nước ta
Các vùng ngành chồng chéo lên nhau và là thành phần của vùng công nghiệp tổng hợp , thường gọi là vùng công nghiệp
Có thể mở rộng về khu chế xuất.

 
Top Bottom