Địa [Địa lí 10] Giải thích về hiện tượng tự nhiên.

L

laothinga

Last edited by a moderator:
B

banhuyentrang123

- Việt Nam nằm ở nội chí tuyến bắc
- Do hệ quả chuyển động xung quanh măt trời của trái đất.
- khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất nghiêng về 1 hướng & không đổi phương nên từng nửa bán cầu ngả về phía mặt trời,còn nửa kia thì cách xa mặt trời. vào tháng 5(AL) (tức tháng 6 DL) thì bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, còn bán cầu Nam cách xa mặt trời nên bán cầu Bắc nhận lượng nhiệt lớn, khi đó là mùa hạ, nên ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
- Vào tháng 10,11(AL) (tức tháng 12) thì bán cầu Bắc cách xa mặt trời nên nhận được lượng nhiệt ít, khi đó là mùa đông, nên ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).

P/s : Em hãy dùng chức năng tìm kiếm của diễn đàn với dạng câu hỏi này nhé vì nó đã có nhiều trong box địa
 
M

minhthu.13

ngày dài đêm ngắn

1) Trái Đất quay quanh Mặt trời với chu kì 1 vòng/năm (xem link dẫn), và bán kính trung bình quỹ đạo Trái Đất có độ dài khoảng 150 triệu km. Vậy khái niệm "mùa hè nóng" với "ngày dài đêm ngắn" hay "mùa đông lạnh" với "ngày ngắn đêm dài" không phụ thuộc vào khoảng cách Trái Đất-Mặt Trời (như mình đã tưởng). Nhưng vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời chính là ứng với các "mùa trong năm".
2) Trái Đất tự quay quanh trục của mình (sinh ra khái niệm ngày và đêm) và trục quay của Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66 độ 30 phút so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời (sinh ra 4 mùa trong năm. Chú ý: trong wikipedia người ta cho độ lệch góc của trục Trái Đất so với TRỰC TUYẾN của mặt phẳng quỹ đạo, và nó là 23 độ 43 phút...). Cứ trông cái mô hình quả Địa cầu cắm trên cái trục nghiêng khoảng 66 độ 30 phút so với mặt bàn thì rõ liền.
3) Ở Bắc Bán cầu vào mùa hè (có tháng 5) thì Cực Bắc nghiêng về phía Mặt trời (làm cho đường xích đạo "di chuyển" tới đường Chí tuyến Bắc) và tạo ra khái niệm NGÀY DÀI, ĐÊM NGẮN (tháng 5 chưa nằm đã sáng). Vd. ở Đông Âu ngày trong tháng 5, 6 là từ 3H sáng đến 9H tối, vậy là ngày dài khoảng 18H luôn đó. Còn ở vùng Cực Bắc thì...ngày mùa hè kéo dài gần...6 tháng luôn. Mặt trời không lặn-mọc hàng ngày như ở ta mà theo vòng xoáy ốc quanh chân trời để lên đỉnh, rồi lại xoáy ốc xuống và lặn liền 1 hơi gần 6 tháng sau mới ngoi lên (6 tháng đêm tối).
4) Ở Bắc Bán Cầu vào mùa đông (có tháng 10) thì Cực Bắc nghiêng xa ra khỏi phía Mặt Trời và ngày sẽ ngắn, đêm sẽ dài. Nghĩa là ngược lại hoàn toàn so với mùa hè (ta có: tháng 10 chưa cười đã tối). Như vậy ta có thêm 2 kết luận:
- 2 vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ứng với 2 mùa đông - hè cách nhau đúng nửa năm (nửa vòng quỹ đạo).
- mùa trong năm của 2 bán cầu (Bắc và Nam) là ngược nhau hoàn toàn. Vd. khi ta có mùa hè thì ở Úc có mùa đông,...
 
Top Bottom