Địa [Địa lí 10] Câu hỏi ôn tập.

H

hongnhung.2002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở VN, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31-12
2)Hãy giải thích câu tục ngữ VN
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
3)Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
Giải chi tiết giùm mình nha :):):):):):):):):):):)
 
A

abluediamond

Câu 1 :

1)Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở VN, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31-12


Mình chỉ xin gợi ý để bạn hiểu :

- Trái đất được chia thành 360 độ (kinh tuyến)
- Trái đất đều đặn thực hiện một chu kỳ quay từ Tây sang Đông mất một ngày một đêm (24 giờ) => 1 múi giờ = 360:24 = 15 độ
- Kinh tuyến gốc (0) là kinh tuyến chạy ngang London (Anh)
Giờ GMT là múi giờ tính từ kinh tuyến gốc về hai phía Đông - Tây là 7,5 độ.

Từ gợi ý trên => Công thức để tính múi giờ sẽ là :

(Mình dùng hàm INT - (hàm lấy số nguyên))
* Nếu ở phía Đông kinh tuyến gốc:
=GMT+ INT((Kinh độ + 7,5)/15)

* Nếu ở Tây bán cầu:
= GMT - INT((kinh độ + 7,5)/15)
VD : (bài 1) Múi giờ HN = GMT + INT((107 + 7,5)/15)
'................................ = GMT + 7
' ............................... = 24 + 7 = 7 giờ sáng hôm sau (1/1 năm sau)


Câu 2 :

2)Hãy giải thích câu tục ngữ VN
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối

Đây là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa do vận động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời gây ra. Sở dĩ có hiện tượng này là do khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên lần lượt từng nửa cầu nghiêng về phía phía Mặt Trời, còn nửa kia thì chếch xa. Ngày 22/6 ( Khoảng tháng 5 âm lịch) nửa cầu Bắc nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nhất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt nhất và thời gian ban ngày kéo dài nhất, thời gian ban đêm rất ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng). Tương tự như vậy, ngày 22 tháng 12 ( khoảng tháng 10 -11 âm lịch) bán cầu Bắc chếch xa mặt trời nhất nên có ngày rất ngắn (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).

Câu 3 :


Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không?

Trái đất vẫn có ngày và đêm, nhưng một bán cầu sẽ là ban ngày mãi mãi, và bán cầu kia thì ngược lại.

Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu?

Vì bán cầu hướng về mặt trời sẽ sáng chói quanh năm, còn bán cầu kia thì ngược lại (đêm cả năm ). Nên 1 vòng trái đất quanh mặt trời là gần 1 năm



Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?
Có nhưng bán cầu không được chiếu sáng thì sinh vật không thể sống sót vì nếu như không có 1/100 lượng ánh sáng mặt trời cần thiết thì sinh vật không thể quang hợp, hơn nữa, bán cầu đó vô cùng lạnh giá, còn bán cầu kia thì ngược lại sót vì nếu như không có 1/100 lượng ánh sáng mặt trời cần thiết thì sinh vật không thể quang hợp, hơn nữa,bán cầu đó vô cùng lạnh giá,còn bán cầu kia thì ngược lại. Rồi trái đất trở nên hoang vu, bởi vì bán cầu kia thì hướng về mặt trời do đó nhiệt độ sẽ tập trung lại để nướng sinh vật thành món cá viên nướng, còn bên kia thì tối do đó nhiệt độ thấp lại thiếu các khoáng chất có từ ánh mặt trời nên yếu dần. Hai bên đối lập dĩ nhiên sẽ không thể sống lâu được ;)).

Theo Google Info.​
 
Top Bottom