Địa hình với tác động của ngoại lực , nội lực - địa lí 8

S

scientists

Dung nham là magma trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C.

Trong khoảng giữa các thời kỳ phun trào dung nham thì các ngọn núi lửa thường khá hiền lành. Ngày nay có khoảng 500 triệu người sinh sống gần hoặc cạnh kề các ngọn núi lửa đang hoạt động, trong đó có nhiều thành phố lớn nằm kề các ngọn núi lửa đang hoạt động.

Nguồn tài nguyên khoáng sản
Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Nhiều khoáng sản khác nhau tại các địa phương khác nhau có núi lửa hiện đang hoạt động. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa.
Hầu hết các thành phần khoáng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng, vàng, bạc, chì và kẽm đều có mối quan hệ với các khối đá nằm ẩn sâu bên dưới các núi lửa đã tắt. Các ngọn núi lửa đã tắt này là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.

12_nui943-400.jpg



Núi lửa Popocatapetl - một thắng cảnh du lịch tại Mexico.

Các ngọn núi lửa đã tắt và đang hoạt động đều có cùng giai đoạn khoáng hóa, chúng đem lại cho nhân loại nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào. Các loại khí nóng phun lên mặt đất thông qua các lỗ khí cũng mang lại cho con người các khoáng chất, đặc biệt là sulphur ở dạng đặc và cứng. Dân cư tại các núi lửa này tha hồ nhặt sulphur đặc và đem bán kiếm lời.

Năng lượng địa nhiệt
Địa nhiệt năng nghĩa là nhiệt nóng từ trong lòng đất. Có một cách khai thác nguồn năng lượng này thông qua việc xây dựng ngôi nhà của bạn trên một lỗ thông hơi nóng thiên nhiên, bởi vì không ai dự báo vị trí chính xác của địa nhiệt năng, ngoài ra nó rất nguy hiểm.
Hơi nóng từ trong lòng đất được sử dụng để chạy các tuốc-bin sản sinh ra điện năng, hoặc được ứng dụng cho nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình và chạy máy nước nóng. Nếu không có sẵn hơi nóng thiên nhiên, buộc người ta phải khoan một vài lỗ thông khí sâu vào trong lòng các khối đá nóng, bơm nước lạnh vào một hố, hơi nóng từ hố khác lân cận đó sẽ bay lên.
Hơi nóng này không được sử dụng ngay bởi vì nó còn tồn tại quá nhiều chất khoáng hòa tan có thể kết tủa và làm tắc nghẽn các ống dẫn khí nóng, gặm mòn bề mặt các kim loại và tiếp đến là làm ngộ độc nguồn nước sinh hoạt. Băng Đảo hiện là quốc gia đi đầu thế giới về khai thác địa nhiệt năng, ước tính 2/3 điện năng của Băng Đảo xuất phát từ hơi nóng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Thứ hai là New Zealand và cuối cùng là Nhật Bản là những quốc gia ứng dụng hiệu quả nguồn địa nhiệt năng.

Đất đai màu mỡ
Đá núi lửa rất giàu các khoáng chất thiên nhiên, nhưng khi các khối đá này nguội đi thì vẫn không tỏ ra hữu dụng với các loài cây trồng. Phải mất hàng ngàn năm, các khối đá núi này mới bị bể vụn ra do tác động của thời tiết tạo thành một lớp đất hết sức màu mỡ.
Vùng thung lũng Vết đứt gãy châu Phi, khu vực núi Elgon (Uganda), và khu vực Naples (gồm cả núi Vesuvius, Italia) có diện tích đất đai màu mỡ hơn cả, là do kết quả từ hai vụ phun trào dung nham cách đây 35.000 năm và 12.000 năm. Cả hai vụ phun trào này để lại một lớp bột tro dày đặc và đá núi lửa qua ngàn năm vỡ vụn mà thành. Ngày nay, đây là nơi thu hoạch những vụ mùa bội thu với các sản phẩm nông nghiệp hoàn hảo là nho, rau củ quả, cam, chanh, dược thảo, hoa và thịnh vượng nhất là canh tác cà chua.

Hoạt động du lịch
Hàng năm vào các mùa khác nhau, các ngọn núi lửa thu hút hàng triệu du khách tham quan. Đa phần du khách chờ đến thời khắc được tận mắt ngắm nhìn những khối tro bụi nóng màu đỏ lửa bắn tung lên bầu trời. Những ngọn núi lửa ít hoạt động thì lại cuốn hút du khách bởi việc chiêm ngưỡng những màn hơi và khói thoát ra từ các lỗ thông khí thiên nhiên trên mặt đất.
Quanh các núi lửa thường là các hồ tắm ấm áp, những suối nước nóng, những hồ bùn luôn sủi bong bóng và các lỗ thông khí thiên nhiên. Các mạch nước phun nước nóng luôn là những điểm đến hấp dẫn du khách như suối phun Old Faithful tại Vườn Quốc gia Yellowstone (Mỹ).
Băng Đảo tự hào là vùng đất của lửa và băng giá, còn chinh phục du khách bởi một tổng thể các núi lửa và suối phun hơi nóng. Hoạt động du lịch còn tạo ra công ăn việc làm tại các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, các trung tâm du lịch và các khu vườn quốc gia. Nền kinh tế tại các địa phương có núi lửa đang hoạt động luôn bình ổn trong suốt năm.
Ở Uganda, một quốc gia còn nghèo khó thì khu vực quanh ngọn núi lửa Elgon thực sự là một công trường du lịch sầm uất, hấp dẫn du khách bởi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các thác nước khổng lồ, đời sống hoang dã, các hoạt động leo núi, đi bộ và nhiều khu nghỉ sang trọng

Sưu tầm

 
L

long09455

-Dung nham mắc-ma phun trào từ trong lòng quả đất có chứa rất nhiều thành phần khoáng sản. Nhiều khoáng sản khác nhau tại các địa phương khác nhau có núi lửa hiện đang hoạt động. Các khoáng sản này bao gồm thiếc, bạc, vàng, đồng và thậm chí kim cương cũng hiện diện trong đá núi lửa. Hầu hết các thành phần khoáng sản trên thế giới, đặc biệt là đồng, vàng, bạc, chì và kẽm đều có mối quan hệ với các khối đá nằm ẩn sâu bên dưới các núi lửa đã tắt. Các ngọn núi lửa đã tắt này là nơi lý tưởng cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai mỏ quy mô lớn và các hoạt động khai mỏ nhỏ lẻ mang tính cá nhân hoặc do một nhóm nhỏ dân địa phương chung tay khai thác.
- Các ngọn núi lửa đã tắt và đang hoạt động đều có cùng giai đoạn khoáng hóa, chúng đem lại cho nhân loại nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức dồi dào. Các loại khí nóng phun lên mặt đất thông qua các lỗ khí cũng mang lại cho con người các khoáng chất, đặc biệt là sulphur ở dạng đặc và cứng. Dân cư tại các núi lửa này tha hồ nhặt sulphur đặc và đem bán kiếm lời.
 
Top Bottom