1- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên gồm 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Lâm Đồng, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng. Đồng thời là khu vực giàu tiềm năng kinh tế, có nhiều lợi thế so sánh hết sức quan trọng. Với diện tích tự nhiên 54.460 km2, dân số năm 2000 là 4,25 triệu người (chiếm 5,3% dân số cả nước), trong đó đồng bào dân tộc ít người có 1,37 triệu người gồm các dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, MƠ Nông...;Do được thiên nhiên ưu đãi về đất đai (nhất là đất Bazan), khí hậu nên Tây Nguyên có nhiều khả năng thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, chè, dâu tằm, bông, điều...;Tây Nguyên còn có các tiềm năng lớn về phát triển thuỷ điện, du lịch; khai thác, chế biến bôxit, tuy chỉ bằng 16,3% diện tích tự nhiên của cả nước, nhưng diện tích rừng lại chiếm tới 25,9% diện tích rừng cả nước.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên; đặc biệt là Quyết định 656/TTG của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Giai đoạn 1996 -2000 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Tây Nguyên khoảng 24,0 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với giai đoạn 1991-1995. Trong tổng vốn đầu tư xã hội, tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp 33%, cho nông lâm nghiệp thuỷ lợi 38%, cho giao thông 11,6%, cho lĩnh vực y tế, giáo dục văn hoá 4%...Cũng trong thời kỳ 1996-2000, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Tây Nguyên khoảng 8,94 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 37% vốn đầu tư xã hội của vùng và khoảng 10% vốn đầu tư từ ngân sách của cả nước; chủ yếu tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như xây dựng hệ thống giao thông, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình y tế, văn hoá giáo dục và chương trình xoá đói giảm nghèo...
Trong hơn 10 năm đổi mới, Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tây Nguyên lô vùng đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 so với các vùng khác trong cả nước, chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ, từng khu vực trong vùng đều có sự phát triển.
a) - Theo báo cáo của các địa phương đánh giá 5 năm qua, mức tăng GDP bình quân năm của thời kỳ 1996-2000 đạt 12,5%, bằng 1,78 lần so với mức trung bình của cả nước; trong đó mức trung bình của nông lâm nghiệp 12%, vượt xa mục tiêu quy hoạch (6-7%); của dịch vụ 9% mới bằng 53% so với mục tiêu quy hoạch (15-17%). Năm 2000, GDP của toàn vùng gấp 2,33 lần so với năm 1990. Tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP từ 70% năm 1990 đã giảm xuống còn 67% năm 2000. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1990 đạt 124 triệu USD, đến năm 2000 đạt 375,8 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 đạt 88,4 USD /người (của cả nước là 150 USD/người). Mức GDP bình quân đầu người tăng đáng kể, từ 80 USD năm 1991 lên hơn 21 1 USD vào năm 2000.
b) - Sản xuất nông nghiệp đã có chuyển bíên mạnh, đã hình thành những vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp như đối với cây cà phê, cao su, mía, chè, dâu tằm, điều, bông, . . . tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; cải thiện đời sống cho bộ phận đông đảo dânư là nông dân .
Năm 2000 sản lượng lương thực đạt 915 nghìn tấn, gấp 1,4 lần so với năm 1990;
Diện tích cây cà phê năm 2000 đã đạt 442 nghìn ha, gấp 5,5 lần và vượt xa mục tiêu quy hoạch 180 nghìn ha vào năm 2010;
Diện tích cao su có 95,8 nghìn ha gấp 3,2 lần; diện tích chè gấp 1,55 lần, diện tích mía gấp 5,3 lần.
Cây dâu tằm, năm 1990 có 5 .499 ha, năm 1995 có 9.915 ha, đến năm 2000 còn khoảng 4 nghìn ha và đạt 300 tấn tơ.
Cây bông, diện tích tăng nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 1990 toàn vùng mới có 12 ha thì đến năm 2000 đã tăng lên 12.068 ha, sản lượng đạt 13.000 tấn, chiếm 56% về diện tích và 70% về sản lượng cả nước.
Cây điều diện tích đã tăng từ 3.870 ha năm 1990 lên 21 nghìn ha năm 2000 (gấp 5,56 lần), sản lượng từ 1800 tấn lên 7.000 tấn (gần 4 lần).
Cây hồ tiêu, diện tích tăng từ 1.230 ha năm 1990 lên 6060 ha năm 2000 và sản phẩm tăng từ 1.000 tấn lên 5.100 tấn.
Cây ăn quả, rau và hoa, sản xuất tăng nhanh, khối lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp (mới được khoảng 12-15% sản lượng).
Tây Nguyên có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đàn trâu, bò, lợn có tốc độ tăng bình quân từ 4,5 đến 5%/năm. Năm 2000 .toàn vùng có 551 nghìn con bò, trong đó có 6 nghìn bò sữa; 73,7 nghìn con trâu, so với mục tiêu quy hoạch không đạt; thế mạnh về chăn nuôi bò thịt và bò sữa chưa được phát huy có hiệu quả.
Tổng diện tích các hồ tự nhiên có khả năng nuôi trồng của toàn vùng là 34.162 ha, nhưng năm 2000 mới khai thác được khoảng 30% diện tích với sản lượng 6273 tấn.
c) - Lârn nghiệp là bước chuyển hướng quan trọng từ khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán, bảo vệ rừng, diện tích đất có rừng năm 2000 là 2,99 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ khoảng 54%.
Giao khoán rừng được 1,547 triệu ha, trong đó khoảng 922 nghìn ha do các lâm trường quốc doanh quản lý và khoảng 625 nghìn ha rừng do hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác đảm nhiệm. Khoanh nuôi tái sinh 26.300 ha, trồng mới khoảng 1 vạn ha.
d) - Ngành công nghiệp tuy chưa phát triển mạnh nhưng đã có nhiều thay đổi cả về quy mô và chất lượng sởn xuất, đã xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới góp phần làm thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên, nổi bật là công nghiệp thuỷ điện, chê' biên nông lâm sản, may,...Giá trị công nghiệp Tây Nguyên (theo giá 94) đã tăng từ 1.308 tỷ đồng năm 1995 lên 2230 tỷ đồng năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân năm 11,25%. Hơn 10 năm qua trên địa bàn Tây Nguyên đã phát triển thêm được 41 xí nghiệp công nghiệp ; 4 nhà máy đường với tổng công suất 4.000 tấn mía/ngày (mới phát huy được khoảng 45% công suất); 5 nhà máy chế biến cao su với tổng công suất 23.500 tấn (mới phát huy được 6 1 % công suất) ; 9 nhà máy chế biến cà phê hạt với tổng công suất 12,3 vạn tấn, phát huy khoảng 80% công suất, là loại công nghiệp phát huy công suất cao nhất ở Tây Nguyên hiện nay; 3 nhà máy chế biến chè quốc doanh lớn ở Lâm Đồng và Gia Lai với tổng công suất 75 ngàn tấn (mới phát huy được khoảng 67% công suất); Các nhà máy ươm tơ, dệt lụa với công suất 795 tấn tơ và 2 triệu mét lụa, đến năm 2000 mới sản xuất được 300 tấn tơ và dệt 240 ngàn mét lụa; 14 xí nghiệp chế biến gỗ của quốc doanh, với tổng công suất là 64.640m3 sản phẩm/năm (mới phát huy 33,6% công suất); 2 nhà máy xi măng có tổng công suất 97.000 tấn; Nhà máy thuỷ điện Yali công suất 720 MW sẽ hoàn thành trong năm 200 1 , . . .
đ) - Kết cấu hạ tầng đã được phát triển một bước quan trọng.
- Đến năm 2000 vùng Tây Nguyên đã có 1978 km đường quốc lộ, 1520km đường tỉnh lộ, 4120 km đường huyện lộ và 5326 km đường giao thông nông thôn. Mật độ đường 0,4km/1 km2 với trung bình của cả nước còn thấp. Các tuyên đường giao thông huyết mạch đã được cải tạo, 10 tuyên quốc lộ đều đã được khôi phục, nâng cấp; các sân bay được cải tạo, kéo dài đường băng...đảm bảo cho Tây Nguyên giao lưu thuận lợi hơn với vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và với cả Lào, Campuchia. Mạng lưới đường tỉnh lộ huyện l và giao thông nông thôn được cải thiện đáng kể, tuy nhiên còn 12 xã chưa có đường Ô tô đến trung tâm xã. Đến năm 2000 có 356 điểm phục vụ bưu chính ( trong đó có 150 bưu cục, 206 bưu điện văn hoá xã, bình quân khoảng 11797 người/điểm phục vụ ( cả nước là 9753người/điểm) với bán kính phục vụ khoảng 6,98 km/điểm ( cả nước là 3,65 km/điểm). Toàn vùng có 411 xã có điện thoại tới trung tâm xã (chiếm 82% tổng số xã).
- Hệ thông các đô thị đã có nhiều thay đổi, tốc độ đô thị hoá nhanh, tỷ lệ đô thị hoá của Tây Nguyên thuộc loại cao so với cả nước. Kết cấu hạ tầng đô thị được nâng cấp: hệ thống đường nội thị, thoát nước đô thị, công viên, cây xanh, vỉa hè, hệ thống cấp điện...được cải thiện rõ rệt. Tổng năng lực cấp nước đô thị đã tăng từ 36.340 m3/ngày đêm năm 1991 lên 85.420 m3/ngày đêm vào năm 2000 và ước khoảng 40% dân số nông thôn được dùng nước sạch.
- Hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng tương đối nhiều, tính đến năm 2000 trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên đã có hơn 910 công trinh thuỷ lợi lớn nhỏ, đảm bảo tưới cho khoảng 40 nghìn ha lúa đông xuân, khoảng 70 nghìn ha lúa mùa và khoảng 1 50 nghìn ha cà phê (trong đó 60 nghìn ha tưới bằng công trình, còn lại tưới bằng bơm khai thác nguồn nước ngầm).
- Điện khí hoá nông thôn đã được chú ý phát triển, trong thời kỳ 1996 - 2000 đã hoàn thành các đường dây và trạm 1 10 KV tuyến Krông Búc-buôn Ma Thuộc (40 km); Đoạn Lây Ku- Cư Sé-ajunpa (102 km), đường 220 KV Plây Ku - Krông Búc-nha Trang (300 km), đường 500 KV Ialy-plây Cu (27km), đường Plây Ku- Phú Lâm (538 km) và phát triển mạng lưới điện hạ thế về các huyện xã (tăng thêm 2.300 km). Đến 30/11/2000 tỉnh Kon Tum có 100% số huyện, 69% số xã và 55,1% số hộ dân được dùng điện, các số liệu tương ứng ở tỉnh Gia Lai là 100%, 72% và 40,3 %; ở tỉnh Đắc Lắc là 100%, 65,1% và 46,4%; ở tỉnh Lâm Đồng là 100%, 88,7% và 46,1%.
e) - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội so với các vùng khác trong cả nước còn nhiều hạn chế, nhưng đã có tiến bộ.
Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động thương binh xã hội (tại thời điểm l/7/2000) toàn vùng Tây Nguyên có 3,4 vạn cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên, 6,3 vạn cán bộ có trình độ trung cấp và 8,2 vạn lao động có kỹ thuật. Tây Nguyên có 5 trường Đại học và cao đẳng, 7 trường công nhân kỹ thuật đã được đầu tư nâng cấp; 60% số xã đã có trường cấp II, tỉnh và huyện đều đã có trường cấp III; 7 bệnh viện tỉnh được nâng cấp; 97% số xã có cơ sở y tế. Đến năm 2000 đã có 39,3% số trạm y tế có bác sĩ, 90,7% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Hiện nay trình độ dân trí còn hạn chế, toàn vùng có khoảng 70% số hộ được nghe phát thanh và khoảng 63% số hộ được xem truyền hình.
Nguồn:Yahoo
Vẫn còn ,xem ở dưới nhé,ko viết đủ!
Làm vậy là lạc đề rồi nhé, phải làm ngắn gọn thôi