1.Vị trí địa lí và ý nghĩa của vùng Bắc Trung Bộ:
- Lãnh thổ vùng là dãi đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy núi Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã phía nam.
-Ý nghĩa: Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước, giữa nước ta với Cộng Hoà Dân chủ nhân dân Lào. Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.
Vị trí địa lí và ý nghĩa của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Hẹp ngang, cầu nối Bắc - Nam, là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Có nhiều đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước (Hoàng Sa và Trường Sa).
Vị trí địa lí và ý nghĩa của vùng Tây Nguyên:
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (biên giới với Lào, Cam-pu-chia ở phía tây; vùng duy nhất không giáp biển).
- Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội (gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ bền chặt với Duyên hải Nam Trung Bộ).
2.
a,+ Những thuận lợi:
- Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng tay – đông: miền núi, gò đồi, đồng bằng, bờ biển và biển, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh kinh tế khác nhau, là lợi thế để đa dạng hóa các hoạt động kinh tế.
+ Miền núi: còn nhiều diện tích rừng giàu -> lâm nghiệp.
+ Gò đồi: có đất feralit và các đồng cỏ -> trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Đồng bằng: đất phù sa sông biển -> trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.
+Bờ biển và vùng biển: bờ biển có nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô…), nhiều diện tích mặt nước của dàm phá, nhiều địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá -> phát triển kinh tế biển.
- Có một số mỏ khoáng sản: sắt(Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), tị nạn (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh có ở nhiều nơi là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dưng…)
-Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp các vườn quốc gia Bến em (Thanh Hóa), Pù mát (Nghệ An), Vụ Quang (Hà tĩnh),, Phong Nha - Kẻ Bàng(Quảng Bình), Bạch Mã (thừa Thiên – Huế), động phong nha, soonh hương… có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
+ Những khó khăn:
- Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của bão, gió Đông Bắc, gió phơn Tây Nam.
+ Bão, lụt, lũ quét gây nhiều thiệt hại cề cơ sở vật chất kĩ thuật, đời sống và sản xuất.
+ Gió phơn Tây Nam khô nóng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Nạn cát bay, xâm nhập mặn ở vùng ven biển cũng là khó khăn đối với sản xuất và đời sống.
- Đồng bằng hạn hẹp hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng, vùng đồi núi địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác.
b,+ Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
-Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
-Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
-Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...
- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..