[Địa 9] Kiểm tra giữa kì II lớp 9

K

konghiduocten

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Dân cư của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và hạn chế gì?
Câu 2: Vì sao ĐNB có nhiều ngành công nghiệp phát triển mạnh? ĐNB đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của cả nước?
Câu 3: Chứng minh ĐBSCL là vùng trọng điểm về lúa ở nước ta
Câu 4: Vì sao cần chú trọng bảo vệ rừng ngập mặn ở vùng ĐBSCL
Câu 5: Cho biết thế mạnh trong việc phát triển ngành du lịch ở vùng ĐBSCL
 
H

hhtthanyeu

Câu 1: Dân cư của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và hạn chế gì?
Câu 2: Vì sao ĐNB có nhiều ngành công nghiệp phát triển mạnh? ĐNB đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của cả nước?
Câu 3: Chứng minh ĐBSCL là vùng trọng điểm về lúa ở nước ta
Câu 4: Vì sao cần chú trọng bảo vệ rừng ngập mặn ở vùng ĐBSCL
Câu 5: Cho biết thế mạnh trong việc phát triển ngành du lịch ở vùng ĐBSCL




Câu 3:
- Diện tích lúa là 3834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước.
- Năng suất lúa khá cao, cao hơn năng suất bình quân cả nước, đạt 50,4 tạ/ha (cả nước chỉ đạt 48,9 tạ/ha).
- Sản lượng lúa của vùng đạt 17,7 triệu tấn trong số 34,4 triệu tấn của cả nước, chiếm 51,5% sản lượng lúa cả nước.
- Bình quân lương thực của vùng đạt 1066,3 kg/người, cao gấp 2,3 lần mức bình quân cả nước.
- Hằng năm, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho các vùng khác và đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, giúp nước ta trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo.

 
H

hhtthanyeu

Câu 5:

Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong vùng và các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tập trung khai thác thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Campuchia và thị trường khách du lịch là Việt kiều và duy trì các thị trường Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ.
 
H

hhtthanyeu

Câu 4:
ĐBSCL hiện có khoảng 100.000ha rừng ngập mặn, chiếm cứ trên các bãi bồi phù sa ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm trũng nội địa, tập trung ở các tỉnh: Cà Mau (58.285 ha), Bạc Liêu (4.142 ha), Sóc Trăng (2.943 ha), Trà Vinh (8.582 ha), Bến Tre (7.153 ha), Kiên Giang (322 ha), Long An (400 ha)...
 
Top Bottom