[Địa 9] Đề thi môn Địa Lí lớp 9 năm 2009

T

thuyan9i


đề bọn tớ dễ alứm
1, nêu tiêm năng khaóng sản của biển
2,Nhưũng biện páhp bảo vệ ô nhiểm biển
 
K

kunkon94

đề trường tui cũng dễ lắm. bạn thi HKII àh? đề nè:
Câu 1: hoạt động kinh tế biển bao gồm những ngành nào? nước ta có những thuận lợi gì để phát triển các ngành kinh tế biển?
Câu 2: cho biết tiềm năng và tình hình phát triển ngành giao thông vận tải biển ở nước ta?
Câu 3: trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo?
Câu 4: vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu ngành dầu khí ở nước ta?
XONG RỒI. CHÚC BẠN THI TỐT NHA!
 
T

tiendatsc

Câu 1:
Các hoạt động kinh tế như :1. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản; Kinh tế hàng hải ;Công nghiệp tàu biển ;Nghề làm muối;Công nghiệp dầu khí ;Du lịch biển;khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,năng lượng sóng thuỷ triều, dược liệu biển, khai thác khoáng sản dưới lòng nước sâu,hoá chất và dược liệu biển.
Thuận lợi:Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhận Bản và các nước trong khu vực, Biển Đông đóng vai trò là chiếc "cầu nối" cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi để giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh tế của thế giới. Sự ra đời của một loạt các nước công nghiệp mới, có nền kinh tế phát triển năng động nhất trong khu vực, những năm gần đây đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, mà trước hết là thông qua vùng biển và ven biển.
(*)Các nguồn tài nguyên biển có khả năng khai thác lớn
(*)Dọc bờ biển đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Hòn La - Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất,
(*)Dọc bờ biển đã xác định khoảng 125 bãi biển lớn và nhỏ thuận lợi cho phát triển du lịch, có dung lượng chứa khách cùng một lúc đến vài trăm ngàn người, trong đó có khoảng 20 bãi biển đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Các bãi biển của Việt Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, sóng gió vừa phải, không có các ổ xoáy và cá dữ…, rất thích hợp cho tắm biển và vui chơi giải trí trên biển. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình của vùng ven biển đã tạo cho du lịch biển có lợi thế phát triển hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền.
(*)Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 1.000 loài có giá trị kinh tế. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọc ven biển có trên 37 vạn héc ta mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích cho nuôi tôm nước lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Với tiềm năng trên trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm.
(*)Có Nguồn nhân lực dồi dào ven biển
 
Top Bottom