Địa [ Địa 9 ] đề cương

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Câu 1 :
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
  • Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.

Câu 2 :
* Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).

* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.

* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.

* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.

* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).
Nguồn : Sưu tầm, bạn tham khảo nha <3


Câu 3 :
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Sông Hồng tạo nên đồng bằng châu thổ, có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.
- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.
- Khoáng sản: Mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).
- Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả như nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch,...
* Đặc điểm dân cư, xã hội
- Dân cư đông đúc nhất cả nước, mật độ dân số trung bình 1.179 người/km2 (năm 2002).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng mật độ dân số vẫn cao.
- So với cả nước, Đồng bằng sông Hồng có:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp hơn.
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao hơn.
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn xấp xỉ.
+ GDP/người thấp hơn.
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn.
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn.
- Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.
Hệ thông đê điều (dài 3.000km là nét độc đáo của Đồng bằng sông Hồng).
- Đô thị được hình thành từ lâu đời là Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng
- Khó khăn: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.
 
Last edited by a moderator:

Lăng Sóc

Giải Ba "Thử thách cùng Box Hóa 2017"
Thành viên
19 Tháng tư 2016
395
191
199
Hà Nội
Câu 6 : Nghành sản xuất nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ
Thuận lợi :
-có diện tích đồng bằng nằm dọc trên các tỉnh miền trung
- Người dân có truyền thống lao động phòng chống thiên tai
Khó khăn:
-đất nông nghiệp nhỏ hẹp , đất xấu
-thiên tai thường xuyên xảy ra

ý nghĩa của trồng rừng :
- giảm thiên tai
-bảo vệ môi trường
-phát triển nông- lâm kết hợp
 
Top Bottom