Địa [ Địa 9 ] Đề cương ôn tập học kì I

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 : Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?
Câu 3 : Vì sao khai thác khoáng sản lại là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện lại là thế mạnh của vùng Tây Bắc ?
Câu 4 : Sản xuất lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào ? Đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực ?
Câu 5 : Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng và những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội ?
Câu 6 : Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ ?
Câu 7 : Trình bày những thuận lợi về tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?
Câu 8 : Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào ?
Câu 9 : Trong xây dựng Kinh tế - Xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì ?
Dài quá đii :r3 Mấy bạn giúp mình mấy câu trên nha :( Cảm ơn nhiều !r11
 

Lê Thị Quỳnh Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng ba 2017
487
513
214
22
Hà Nội
Trường THPT Nguyễn Du -Thanh oai
Câu 9.
+Thuận lợi:
_Giàu tài nguyên
_Khia hậu cận xích đạo,trữ năng thuỷ điện lớn
_Khoáng sarn có trữ lượng lớn:quặng bô xít(hơn 3 tỉ tấn)
_Nhiều dân tộc=>có nhieeufkinh nghiệm sản xuất trên địa hình dốc
_Người dân cần cù chịu khó
_Có nhiều nét văn hoá độc đáo =>du lịch phát triển
+Khó khăn:
_Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô
_Mật độ dân số thấp(N1999 là 75 ng/km°)
_Tỉ lệ hộ nghèo cao(N1999 là 21,2%)
_Tỉ lệ người lớn biết chữ thấp
Câu 7.
Theo hệ thống phân vùng địa lí Việt Nam, Bắc Trung Bộ là khu vực chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh- Nghệ- Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần- Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung.
Hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những là điệu hò đặc trưng của vùng này là:
Hò sông Mã (Thanh Hoá)
Hò ví dặm Nghệ Tĩnh
Hò khoan Quảng Bình.
Hò mái nhì Quảng Trị.
Hò mái nhì Trị Thiên và hò Huế

Bắc Trung Bộ là một trong nhữg trug tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn,... các vua của nhà Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh...
Nguồn: Hỏiđáp
 
  • Like
Reactions: Yun KM

hoangthianhthu1710

Ngày hè của em
Thành viên
22 Tháng sáu 2017
1,583
5,096
629
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
Câu 1 : Hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Tài nguyên khoáng sản: giàu khoáng sản nhất nước ta ... than (Quảng Ninh)...
+ Tài nguyên đất: Có diện tích lớn đất feralit phát triển ...
+ Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm=>thích hợp để trồng nhiều loại cây cận nhiệt và ôn đới ...
+ Tài nguyên nước: Nguồn nước và nguồn thủy năng phong phú ...
+ Tài nguyên biển: Vùng biển có các bãi cá, bãi tôm, bờ biển và các đảo ...
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng và phát triển: có nhiều cảnh quan đẹp , các vườn quốc gia bãi biển đẹp …
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 1 : Hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
  • Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.

Câu 2 : Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?
+ Vì để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở trung du và miền núi Bắc Bộ phải khai thác các thế mạnh kinh tế của vùng như: khai thác khoáng sản, thủy năng, khai thác, chế biến lâm sản, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái…



+ Trong điều kiện địa hình đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nếu khai thác không chú trọng việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cho các nguồn tài nguyên cạn kiệt dần, môi trường suy thoái, làm hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc.

+ Trong thực tế, việc khai thác nhiều loại tài nguyên không hợp lí trước đây (đất trồng, rừng, nguồn nước, khoáng sản…) đã làm cho các tài nguyên trên bị suy giảm, các tai biến thiên nhiên (lũ quét, trượt lở đất đá, khô hạn…) gia tăng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế và đời sống dân cư.
Câu 3 : Vì sao khai thác khoáng sản lại là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện lại là thế mạnh của vùng Tây Bắc ?
+ Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì đông bắc là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta, các khoáng sản quan trọng là:

– Than (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn)

– Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang)

– Thiếc, măn gan, bô xít (Cao Bằng)

– Chì, Kẽm (Bắc Cạn)
– Apatit, đồng – vàng (Lào Cai)
– Đá vôi và đá xây dựng có ở nhiều nơi
+ Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì sông Đà có trữ năng thủy điện rất lớn (khoảng 6 triệu KW, chiếm 20% nguồn thủy năng của cả nước).
sưu tầm
 
  • Like
Reactions: Yun KM

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Câu 4 :

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

  • Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

  • Những thuận lợi:
    • Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
    • Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
    • Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
    • Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
    • Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
  • Những khó khăn:
    • Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
    • Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
    • Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
    • Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).
 
  • Like
Reactions: Ruby's Nguyễn 's

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:

Ngư nghiệp:

– Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, năm 2005 vùng chiếm gần 1/5 sản lượng của cả nước.

– Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

– Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.

– Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu về : cá, tôm, mực …

Du lịch:

– Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.

Dịch vụ hàng hải:

– Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

– Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.

Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:

– Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).

– Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
 
  • Like
Reactions: Ruby's Nguyễn 's

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Câu 8 : Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào ?
Trả lời :
Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:
+ Ngư nghiệp:
- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
- Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
- Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
+ Du lịch:
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
- Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong.
và ngoài nước
+ Dịch vụ hàng hải:
- Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
+ Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
- Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
- Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
 

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Câu 9 :
a/ Thuận lợi

+ Vị trí địa lí: Tây Nguyên ở vị trí bản lề của phần nam bán đảo Đông Dương, có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.

+ Có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:

- Đất trồng: có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha, 66 % diện tích đất ba dan cả nước), thích hợp để trồng cây công nghiệp, dặc biệt là cây cà phê.

- Rừng: có diện tích và trữ ỉượng lớn nhất nước (gần 3 triệu ha 25% diện tích rừng cả nước), rừng còn nhiều gỗ quý, chim và thú quý

- Thủy năng: trữ năng thủy điện lớn (21 % của cả nước), xếp sau Tây Bắc

- Khoáng sản: có trữ lượng lớn bô xít (khỏang 3 tỉ tấn), tập trung ở nam Tây Nguyên

- Cảnh quan du lịch: đa dạng (hồ, thác, rừng _.)

- Các dân tộc ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù.

- Tây Nguyên có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản và thủy năng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

+ Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

b/ Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi

+ Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chầt kĩ thuật của các ngành kinh tế còn trong tình trạng kém phát triển
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 4 :

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

  • Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
  • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
  • Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

  • Những thuận lợi:
    • Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
    • Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
    • Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
    • Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
    • Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
  • Những khó khăn:
    • Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
    • Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
    • Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
    • Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).
Câu 9 :
a/ Thuận lợi

+ Vị trí địa lí: Tây Nguyên ở vị trí bản lề của phần nam bán đảo Đông Dương, có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước, với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.

+ Có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn:

- Đất trồng: có diện tích lớn đất ba dan (1,36 triệu ha, 66 % diện tích đất ba dan cả nước), thích hợp để trồng cây công nghiệp, dặc biệt là cây cà phê.

- Rừng: có diện tích và trữ ỉượng lớn nhất nước (gần 3 triệu ha 25% diện tích rừng cả nước), rừng còn nhiều gỗ quý, chim và thú quý

- Thủy năng: trữ năng thủy điện lớn (21 % của cả nước), xếp sau Tây Bắc

- Khoáng sản: có trữ lượng lớn bô xít (khỏang 3 tỉ tấn), tập trung ở nam Tây Nguyên

- Cảnh quan du lịch: đa dạng (hồ, thác, rừng _.)

- Các dân tộc ở Tây Nguyên có bản sắc văn hóa phong phú với nhiều nét đặc thù.

- Tây Nguyên có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, khai thác lâm sản và thủy năng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

+ Được sự chú trọng đầu tư của Nhà nước, đang thu hút nhiều dự án đầu tư của trong nước và của nước ngoài.

b/ Khó khăn:

+ Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp, việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, rừng dễ bị cháy. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi

+ Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chầt kĩ thuật của các ngành kinh tế còn trong tình trạng kém phát triển
Bạn tự hỏi tự trả lời à?
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Câu 1 : Hãy nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Dài quá đii :r3 Mấy bạn giúp mình mấy câu trên nha :( Cảm ơn nhiều !r11
Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
  • Tuy nhiên, vùng cũng có gặp một số khó khăn như: Mùa đông lạnh, đi lại khó khăn, thảm thực vật bị tàn phá quá mức gây sạt lở đất…Khoáng sản phần lớn có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác.
Nguon:nret Hay hì loike
 
Top Bottom