Câu 1: Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
* Công nghiệp:
- Khu vực CN chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP, phát triển nhanh, cơ cấu khá cân đối, đã hình thành một số ngành CN hiện đại.
- Tp.HCM, Vũng Tàu, Biên Hoà là các trung tâm KT lớn của vùng. Tp.HCM chiếm hơn 50% giá trị sx CN của vùng.
* Nông nghiệp:
- ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất nước ta (cây lâu năm + cây ngắn ngày). Cây CN lâu năm có cao su, hồ tiêu, điều; Cây CN hằng năm có lạc, đậu tương, mía,..
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản được chú trọng phát triển. Bò sữa nuôi nhiều ở ven Tp.HCM.
- Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn đang được quan tâm giữ gìn và pt..
* Dịch vụ:
- HĐ dịch vụ của vùng rất đa dạng.
- Tp.HCM là đầu mối GTVT quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước.
- ĐNB dẫn đầu về HĐ xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài..
- Tp.HCM cũng là trung tâm du lịch lớn nhất nước ta, xuất phát nhiều chuyến đi Đà Lạt, Nha Trang, ĐBSCL..
(Câu này chị nêu tóm tắt như rứa nha, nếu em muốn chi tiết hơn thì chép y xì SGK
)
Câu 2: Vai trò của các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước?
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế việt nam. Chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70% kinh ngạch xuất khẩu. Là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận trong nước...
Câu 3: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Cửu Long? Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long?
* Vị trí địa lý:
- Tiếp giáp với vùng ĐNB ở phía Đông Bắc.
- Tiếp giáp với Campuchia ở phía Bắc -> dễ dàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng Mê Công.
- Gần các nước Đông Nam Á.
- Có 3 mặt giáp biển (biển Đông và vịnh Thái Lan) -> có đk để thực hiện thế KT liên hoàn đất liền với biển đảo.
* ĐKTN và TNTN:
- Diện tích rộng (khoảng 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng.
- Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, ít có thiên tai.
- Nguồn sinh vật phong phú cả trên đất liền và dưới biển, nhất là cá, tôm, chim và các loài bò sát.
- Có nguồn nước phong phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển GTVT đường thuỷ, cho bồi đắp phù sa, thuỷ lợi, nuôi trồng khai thác thuỷ sản và đảm bảo cung cấp nước cho sx.
- Có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.
- Có vùng biển rộng lớn, ấm quanh năm, ít thiên tai, có nhiều ngư trường, nhiều đảo..
- ĐBSCL có nhiều đk thuận lợi cho phát triển NN, đặc biệt là cho sx lương thực, thực phẩm..
Câu 4: Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL. Tại sao phải đặt vẫn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị?
* Đặc điểm dân cư, XH ở ĐBSCL:
- ĐBSCL có dân cư đông, ngoài dân tộc Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, Hoa..
- Người dân có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ sản, tiếp cận sớm với nền NN hàng hoá.
- Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thâpá, chất lượng GD chưa cao..
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBSCL vì:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ ở ĐBSCL (88,1%) thấp hơn cả nước (cả nước là 90,3%).
- Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐBSCL (17,1%) thấp hơn cả nước (cả nước là 23,6%).
Câu 5: Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL? Hiện trạng các ngành công nghiệp ở ĐBSCL? Các trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL?
* Tình hình phát triển kinh tế NN:
- Đây là vùng trọng điểm sx lúa lớn nhất nước, chiếm hơn 50% S và sản lượng cả nước (3,84/7,5 triệu ha và 17,7/34,4 triệu tấn). Lúa có mặt ở khắp nơi, nhiều nhất là Kiên Giang, An Giag, Đồng Tháp, Long An,... Lương thực bình quân đầu người rất cao, 1066 kg/người. Đây là vùng xk gạo chủ lực của cả nước.
- Chăn nuôi khá phát triển, nhất là nuôi gia cầm (vịt), lợn.
- Thuỷ sản của vùng chiếm gần 60% sản lượng cả nước, phát triển mạnh nhất ở Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
- Đây cũng là vùng trồng cây ăn quả, trồng mía nổi tiếng.
- Lâm nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể cho KT và nhất là môi sinh của vùng..
* Công nghiệp:
- So với NN tỉ trọng của CN còn thấp (20%), cơ cấu còn nghèo.
- Các ngành CN chính của vùng là: chế biển LTTP, VLXD (Hà Tiên, Kiên Giang), cơ khí NN.
- CN chế biến LTTP phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu là các thành phố, thị xã, nhiều nhất là ở Cần Thơ.
* Các trung tâm KT của vùng ĐBSCL:
- Các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là ~ trung tâm KT của vùng.
- Tp. Cần Thơ là đô thị loại I, hạt nhân phát triển cho cả vùng, nằm ở vị trí trung tâm ĐB, có nhiều lợi thế nhất...
(Chị phải đi học rồi, tối về làm tiếp
)