Phân tích ý nghĩa của viêc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng
Nghèo và những hệ lụy của vấn đề nghèo đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã và đang là vấn đề nổi cộm trong nhiều năm qua ở các nước. Tại các nước đang phát triển, khi sinh kế của người nghèo còn gặp nhiều khó khăn vì vòng luẩn quẩn thu nhập tích lũy đói nghèo thì việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp nhằm giúp người nghèo định hướng được kế sinh nhai, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo, gia tăng sự tham gia vào quá trình phát triển chung là hết sức cần thiết. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, đóng góp của nông nghiệp trong GDP của vùng ở mức cao với tỷ trọng 39,6% cơ cấu GDP của vùng (năm 2010). Với diện tích trên 40.000 km2, chiếm 12% diện tích cả nước; dân số chiếm khoảng 20% và đóng góp khoảng 18,5% GDP cả nước; trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng khoảng trên 50% sản lượng trái cây, 70% diện tích nuôi trồng thủy hải sản và chiếm vị trí trọng yếu trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã góp phần thay đổi diện mạo của vùng, tỷ lệ nghèo của vùng giảm từ 20,1% năm 2004 xuống còn 8,9%(1) vào năm 2010, nhiều tỉnh có tỷ lệ nghèo thấp như Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long. Hiện vùng có tỷ lệ nghèo thấp thứ ba sau vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
Nguon:net