[Địa 8] Đề Cương địa

L

lovelycat_handoi95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đặc điểm các khu vực dịa hình? Địa hình châu thổ Sông Hồng khác với địa hình châu thổ Sông Cửu Long như thế nào ?
2. Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì ? Nết độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ?
3. Đặc điểm sông ngòi VN? Vì sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước khác nhau rõ rệt? Cách phòng ngừa lũ lụt ở đồng bằng S.Hồng và đồng bằng S.Cữu Long là gì ?


Giúp mình zs mai là mình nộp rùi

 
H

hiennguyenthu082

Câu 2:
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
+ tính chất NĐ gió mùa ẩm
+ tính chất đa dạng và thất thg
-Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện : VN có to thấp hơn to các khu vực có cùng vĩ độ như : Bắc Phi , Tây Nam Á …; có lượng mưa cao hơn các khu vực có cùng vĩ độ .
 
X

xuancuthcs

câu 1
Đồng bằng sông Hồng: đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cũ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4 m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Đồng bằng còn có nhiều hồ ao vốn là các lòng sông cũ cũng như các vùng đất trũng úng. Dọc bờ biển là những dải cồn cát, mỗi dải đánh dấu một đường bờ biển cũ có thời kỳ sông lấn biển. Đây là điều kiện để có thể phát triển một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời.
Đồng bằng sông cửu Long: So với đồng bằng sông Hồng điều kiện địa hình thuận lợi hơn rất nhiều cho sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa. Địa hình của ĐBSCL rất bằng phẳng thường không quá 5m so với mực nước biển. Không như đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê khá hoàn chỉnh làm cho đồng bằng có khá nhiều ô trũng, ở đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước sông tràn bờ bồi đắp phú sa hầu khắp đồng bằng chỉ trừ những vùng được khoanh đê bao. Tuy nhiên quy luật bồi đắp của dòng sông cùng với xu thế sụt lún chung của các vùng đồng bằng đã tạo cho ở đây các vùng có có chênh lệch về độ cao cũng như các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Dọc theo sông Tiền và sông Hậu và vùng đất giữa 2 sông này là vùng phù sa nước ngọt địa hình có phần cao hơn các vùng khác của đồng bằng.
Địa hình có thể chia thành 2 phần chí
 
L

loveconan

[Địa lý 8] Thiên nhiên và con người Châu Á!

1. Đặc điểm các khu vực địa hình? Địa hình châu thổ Sông Hồng khác với địa hình châu thổ Sông Cửu Long như thế nào ?
-Địa hình khác nhau ở:
Đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng với diện tích 14.806 km² (chiếm 4,5% diện tích cả nước) bao gồm 11 tỉnh và thành phố: TP. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Hà Tây.
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng rộng lớn ở tận cùng phía nam của đất nước và hạ lưu của con sông Mê Kông. Đồng bằng có diện tích 39.717,3 km² (gấp 2,7 lần đồng bằng sông Hồng và chiếm 12% diện tích của cả nước) bao gồm 13 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Khác biệt
Hai đồng bằng có sự khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dẫn đến sự khác biệt về khai thác lãnh thổ.
Vị trí địa lý
Đồng bằng sông Hồng: trải rộng từ 19*53´B ( huyện Nghĩa Hưng ) đến 21*34´B (huyện Lập Thạch), từ 105*17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107*7´Đ (trên đảo Cát Bà). Phía Bắc giáp miền núi trung du phía Bắc. Phía Nam là Bắc Trung Bộ đây là hai vùng có tài nguyên khoáng sản lớn cung cấp nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển công nghiệp . Phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Như vậy Đồng Bằng Sông Hồng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du miền núi phía Bắc với vùng Biển Đông.
Đồng bằng sông Hồng có thể giao lưu dễ dàng với các vùng khác trong nước và nước ngoài thông nhờ mạng lưới giao thông vận tải khá phát triển; đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 2, 3, 6, 32, 18…tuyến đường sắt Bắc – Nam và toả đi các thành phố khác; các sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Hải Phòng; các cảng lớn như cảng Hải Phòng, Cái Lân…
Đồng bằng có đường bờ biển dài hơn 230 km thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản cũng như khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản trên thềm lục điạ trong tương lai, du lịch hàng hải và du lịch biển - đảo. Ngoài ra Đồng Bằng Sông Hồng có vị trí thuận lợi trong phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước và lãnh thổ Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Có thể nói: Đồng Bằng Sông Hồng thực sự đã khai thác tốt vị trí thuận lợi của mình nhằm góp phần đưa đồng bằng trở thành vùng kinh tế phát triển thứ hai của cả nước sau Đông Nam Bộ.
Đồng bằng sông Cửu Long với giới hạn địa lý như sau: trên đất liền cực Tây 106*26´( xã Mĩ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ), cực Đông ở 106*48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 11*´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An ) cực Nam ở 8*33´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Tổ Quốc như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Đảo Hòn Khoai.

Phía đông bắc giáp Đông Nam Bộ, vùng kinh tế phát triển nhất của nước ta hiện nay giao lưu thuận lợi qua các hệ thống đường sông, đường bộ, đường biển ven bờ. Vì vậy ĐBSCL có thể tranh thủ được thị trường lao động lành nghề, vốn, công nghệ; mặt khác sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ở TP.HCM ảnh hưởng hạn chế không nhỏ đến sự phát triển các cơ sở kinh tế của đồng bằng . Phía Tây Bắc là biên giới trên bộ với Campuchia dài 340 km thuận lợi cho giao lưu buôn bán. Phía Tây và Đông Nam là vùng nước rộng lớn của vịnh Thái Lan và Biển Đông là điều kiện thuận lợi để khai thác tổng hợp kinh tế biển. Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng giống như Đông Nam Bộ giáp với các nước có nền kinh tế phát triển năng động như Thái Lan, Singapo, Malayxia, Philippin, Inđônêxia… Nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải quốc tế giữa Nam Á và Đông Á cũng như với Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế.
Với vị trí như vậy Đồng Bằng Sông Cửu Long thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và trở thành vùng xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Tuy nhiên so với ĐBSH vị trí đại lý của đồng bằng cũng như khai thác nó để đem lại hiệu quả kinh tế thì kém hơn.

+Địa hình:
Đồng bằng sông Hồng: đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cũ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4 m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều. Đồng bằng còn có nhiều hồ ao vốn là các lòng sông cũ cũng như các vùng đất trũng úng. Dọc bờ biển là những dải cồn cát, mỗi dải đánh dấu một đường bờ biển cũ có thời kỳ sông lấn biển. Đây là điều kiện để có thể phát triển một nền nông nghiệp có truyền thống lâu đời.
+Đồng bằng sông cửu Long: So với đồng bằng sông Hồng điều kiện địa hình thuận lợi hơn rất nhiều cho sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa. Địa hình của ĐBSCL rất bằng phẳng thường không quá 5m so với mực nước biển. Không như đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê khá hoàn chỉnh làm cho đồng bằng có khá nhiều ô trũng, ở đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước sông tràn bờ bồi đắp phú sa hầu khắp đồng bằng chỉ trừ những vùng được khoanh đê bao. Tuy nhiên quy luật bồi đắp của dòng sông cùng với xu thế sụt lún chung của các vùng đồng bằng đã tạo cho ở đây các vùng có có chênh lệch về độ cao cũng như các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Dọc theo sông Tiền và sông Hậu và vùng đất giữa 2 sông này là vùng phù sa nước ngọt địa hình có phần cao hơn các vùng khác của đồng bằng.
 
H

huuthuyenrop2

Câu 1
1. Khu vực đồi núi
- Chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ B -> N.
- Chia làm 4 vùng:
+ Tây Bắc
+ Đông Bắc
+ Trường Sơn Bắc
+ Trường Sơn Nam

2. Khu vực đồng bằng
- Chiếm 1/4 diện tích đất liền.
- ĐB sông Cửu Long: gần 40 000 km2.
- ĐB sông Hồng: 15 000 km2.
- Các ĐB duyên hải miền Trung: 15 000 km2.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Dài 3260 km từ Móng Cái -> Hà Tiên.
- Có 2 dạng: bờ biển bồi tụ & bờ biển mài mòn.
- Thềm lục mở rộng tại vùng biển miền Bắc + miền Nam, thu hẹp ở miền Trung.

Câu 3:
=>bắc bộ:
-chế độ nc thất thường
-mùa lũ cao nhất vào tháng 8( có sách ghi tháng khác đó, nên xem kĩ lại)
- mạng lưới sông có dạng nang quạt
- hệ thống sông chính là sông hồng
@ trung bộ
- ngắn, dốc
-lũ lên nhanh đột ngột tập trung từ tháng 9 đến tháng 12
@ nam bộ:
-có lượng nước chảy lớn
-chế độ nc theo mùa, điều hoà hơn sông ngòi Bắc và trung bộ
- ảnh hưởng thuỷ triều llớn
- mùa lũ từ tháng 7-11
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom