[Địa 7] BT Tết

V

veocon_kute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tại sao lại có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ với Nam Mĩ.
2. Nêu ý nghĩa của kênh đào Xuy ê và Banama
3. Trình bày đặc điểm khu vực địa hình Bắc Mĩ
4. Sự phân bố dân cư ở Bắc Mĩ có liên quan đến sự phát triển đô thị ntn? Miêu tả TP Sicago ở H. 37.2
 
Last edited by a moderator:
M

minhhai_2000

1. Vì sự nhập cư của các chủng người từ Châu Âu và các chủng tộc khác ở Châu Mĩ nên Bắc Mĩ và Nam Mĩ sử dụng ngôn ngữ khác nhau.
2. Kênh đào Panama là cầu nối giữa Bắc và Nam Mĩ, thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động từ Nam Mĩ -> Bắc Mĩ. Còn kênh Xuy-ê thì mình không biết.
3. Địa hình Bắc Mĩ chia làm 3 khu vưc:
+ Hệ thống Cóoc-đi-e ở phía Tây: cao đồ sộ, cao trung bình từ 3000-4000m, xen giữa là các
sơn nguyên và cao nguyên. Có nhiều khoáng sản.
+ Miền đòng bằng ở giữa: Cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông. Có nhiều sông dài, hồ lớn.
+ Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông: gồm dãy núi A-pa-lat thấp, chứa nhiều than và sắt.
4. Khu vực đông dân cư thì các đô thị phát triển hơn. Tuy nhiên, người dân đang có xu hường dời ra miền Duyên hải phía Tây vì các đô thị phía Đông Bắc quá nhiều dân nên có những đô thị ở duyên hải như Los Angeles, ...
 
L

leo345

1. Tại sao lại có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ vứi Nam Mĩ.
2. Nêu ý nghĩa của kênh đào Xuy ê
3. Trình bày đặc điển khu vực địa hình Bắc Mĩ
4. Sự phân bố dân cư ở Bắ Mĩ có liên quan đến sự phát triển đô thị ntn? Miêu tả TP Sicago ở H. 37.2

câu 2:
Ý nghĩa của kênh đào Xuyêvà Banama.
+ Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực trên thế giới
+ Nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, làm tăng mối quan hệ giữa các nước các quốc gia.
+ Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào.
+ Thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa
+ Tích kiệm được năng lượng thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hằng hải
câu 3: gồm 3 khu vực:
a, Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây
Là hệ thống núi cao bậc nhất của thế giới, có độ cao TB 3000 – 4000 m, dài 9000 km theo hướng B – N
Gồm nhiều dãy núi chạy song song xen kẽ cao nguyên và sơn nguyên
Có nhiều khoáng sản quí : đồng, vàng, uranium …
b, Miền đồng bằng ở giữa.
Đồng bằng trung tâm rộng lớn hình lòng máng ; cao phía bắc và tây bắc, thấp dần phía nam và đông nam ; do hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi bồi đắp.
Hệ thống hồ chứa nước ngọt có giá trị kinh tế cao.
c, Miền núi già và sơn nguyên phía đông.
Dãy A-pa-lat giàu khoáng sản: dầu mỏ, sắt, …
Các núi và sơn nguyên già, thấp
Sơn nguyên trên bán đảo la-bra-đo và dãy A-pa-lat
 
M

manh550

2.Ý nghĩa của kênh đào Xuyê.

+ Nối liền Địa Trung Hải với Biển Đỏ, rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực trên thế giới, khác với trước kia phần lớn con đường hàng hải phải vượt qua Đại Tây Dương rất tốn thời gian.
+ Nối liền các trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội, tăng sự giao lưu giữa các nước, nối liền với khu vực Tây Nam Á.
+ Mang lại nguồn nước và nguồn thu từ du lịch.
+ Ngành hàng hải và dịch vụ hàng hải phát triển mạnh
+ Tiết kiệm tài nguyên
1.+Bắc Mỹ : Thuộc địa của thực dân Anh.(Cộng đồng sử dụng tiếng Anh)
+ Nam Mỹ :Thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Pháp ( Hệ Ngôn Ngữ Khác )
3.
Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:
+ Phía Tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.
- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản ( đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…)
+ Ở giữa :
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập
- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn ), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).
+ Phía Đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.
- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom