[Địa 7] Biến đổi khí hậu toàn cầu

T

tiasangmangtenss

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Hãy nói về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Nêu 1 số ví du cụ thể. (Có thể dẫn chứng bằng một số hình ảnh)

Các bạn giúp mình nha! Cô mình cho đề lạ quá!@};-@};-@};-@};-

Post sai Box.

Nhắc nhở lần 1!
 
Last edited by a moderator:
T

thuydung97

Đề bài: Hãy nói về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Nêu 1 số ví du cụ thể. (Có thể dẫn chứng bằng một số hình ảnh)

Các bạn giúp mình nha! Cô mình cho đề lạ quá!@};-@};-@};-@};-

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Những nhân tố có thể hình thành sự biến đổi khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.

hậu quả:làm mất đi môi trường sing thái của nhiều loài sing vật,gâu hiện tượng tự nhiên bất ngờ như bão,lốc xoáy,...
ở vn,biến đổi khí hậu làm nc ta chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhiệt đới,gây thiệt hại nặng nề về ng và của,nhiệt độ cao vào mùa hè,lạnh và có bang tuyết vào mùa đông.khí hậu thất thường..
 
L

long_vu_dn2001

Mình kiếm đc bài này trên mạng cũng thấy hay hay nên cho bạn xem:

1. Khái niệm.

Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể về trị số trung bình nhiều năm của các yếu tố khí hậu ở một khu vực cụ thể. Biến đổi khí hậu cũng phản ánh những sự biến đổi khác thường của điều kiện khí hậu trong bầu khí quyển trên Trái Đất và kéo theo đó là những tác động tiêu cực lên nhiều phần của Trái Đất, như các tảng băng (trên đỉnh núi cao) trong khoảng thời gian dài từ hàng chục năm cho đến hàng triệu năm.

2. Những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động năng của bản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sáng Mặt Trời, đặc biệt là những hoạt động của con người trong thời gian gần đây. Những yếu tố bên ngoài _ những yếu tố có thể định hình khí hậu thường được gọi là các lực khí hậu, chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm những thay đổi của quỹ đạo Trái Đất quanh mặt trời (như độ nghiêng của trục trái đất), quỹ đạo của mặt trời quanh Ngân Hà, các hoạt động của mặt trời (như bức xạ mặt trời) và vị trí của các lục địa.

2.1. Sự biến đổi trong quỹ đạo Trái Đất

Trong các yếu tố tác động đến khí hậu, sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi năng lượng Mặt Trời, bởi vì dù chỉ có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái Đất cũng đã dẫn tới những sự thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng Mặt Trời khi tiến tới bề mặt Trái Đất.

Độ lệch tâm, độ nghiêng của trục và tuế sai là 3 chu kì chi phối tạo ra sự thay đổi trong quỹ đạo Trái Đất. Sự kết hợp hiệu quả của các biến thể trong 3 chu kì này đã tạo ra sự thay đổi trong sự tiếp nhận theo mùa vụ của bức xạ Mt trên bề mặt TĐ. Như vậy, chu kì Milankovitch (tên gọi cho hiệu ứng tổ hợp của các thay đổi trong chuyển động của Trái Đất lên khí hậu) ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm bức xạ Mt mà TĐ nhận được, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển, đồng thời cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống băng hà trên Trái Đất.

2.2. Hoạt động núi lửa.

Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình mà TĐ loại bỏ sự quá dư thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lòng nó. Sự phun trào núi lửa là sự giải phóng ở các mức độ khác nhau những vật liệu đặc biệt vào trong bầu khí quyển. Trong một thế kỉ mà xảy ra vài vụ nổ núi lửa sẽ có tác động ít nhiều đến khí hậu toàn cầu, điển hình là chúng có thể gây ra hiện tượng “mát” cho một giai đoạn kéo dài khoảng một năm hoặc nhiều hơn thế. Sự hoạt động của núi lửa Pinatubo năm 1991 – hoạt động phun trào núi lửa lớn thứ hai trên TĐ trong thế kỉ XX (chỉ sau hoạt động của núi lửa Novarupta xảy ra vào năm 1912), là một ví dụ, làm cho khí hậu bị ảnh hưởng đáng kể, nhiệt độ toàn cầu giảm đi 0,5oC, và làm cho tầng ô zôn bị suy yếu đi đáng kể.

Lớn hơn nhiều tác động của các vụ nổ núi lửa, được gọi là các vụ cháy ở các địa phương, xảy ra chỉ vài lần trong hàng trăm triệu năm, nhưng có thể định hình lại khí hậu của hàng triệu năm và gây ra sự tuyệt chủng khổng lồ. Ban đầu, nó được nghĩ là đám bụi mờ được đẩy ra từ các vụ nổ núi lửa lớn vào không khí là nguyên nhân ngăn chặn sự vận chuyển bức xạ Mt xuống bề mặt TĐ nên đã gây ra hiện tượng nguội lạnh của TĐ. Tuy nhiên, các công tác đo lường cho thấy rằng hầu hết lượng bụi được đưa vào bầu khí quyển có thể trở về bề mặt TĐ ít nhất trong vòng 6 tháng, theo đúng điều kiện.

Núi lửa cũng là một phần làm gia tăng lượng khí Cacbon có trong khí quyển. Tuy nhiên, theo sự khảo sát của các đoàn địa chất Hoa Kì, đã ước tính rằng các hoạt động của con người còn tạo ra một khối lượng khí cacbon nhiều gấp 130 lần lượng khí được tạo ra do hoạt động núi lửa.

2. 3. Ảnh hưởng của con người.

Các hoạt động của con người chính là nguyên nhân làm thay đổi môi trường. Trong một số trường hợp, chuỗi quan hệ nhân quả đó có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đến khí hậu. Những giả thuyết cho rằng con người đã gây ra sự biến đổi khí hậu đã được tranh luận trong nhiều năm qua. Cho đến nay, cuộc tranh luận khoa học này đã chuyển từ “chủ nghĩa hoài nghi” thành “khoa học đồng lòng”: chính hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu trong một vài thập kỉ gần đây. Do vậy, cuộc tranh luận khoa học này đã được nâng lên một bước là làm thế nào để giảm bớt tác động của con người đối với khí hậu và hơn nữa phải tìm ra các biện pháp để thích ứng với sự biến đổi của khí hậu. Trong hầu hết các mối quan tâm về những tác động do con người gây ra thì mối quan tâm hàng đầu hiện nay đó là sự gia tăng của lượng khí CO2 do việc đốt các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, việc sản xuất xi măng…. Các yếu tố khác, bao gồm cả việc sử dụng đất, lỗ thủng tầng ô zôn, sản xuất nông nghiệp và nạn phá rừng cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu.

2.4. Hiệu ứng nhà kính

Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt trời dưới dạng các bức xạ sóng ngắn. Bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua các lớp khí CO2 và lớp ozone để xuống mặt đất. Khi xuống mặt đất, một phần của năng lượng này được phản xạ vào không khí, một phần bị các chất trên mặt đất hấp thu, làm cho bề mặt trái đất nóng lên. Khi bề mặt Trái Đất nóng lên lại bức xạ năng lượng vào khí quyển dưới dạng các bức xạ bước sóng dài, chủ yếu là các bức xạ nhiệt. Các bức xạ sóng dài không có khă năng xuyên qua “khí nhà kính”, gồm khí CO2, hơi nước, CH4, các hợp chất chloroflorocacbon (CFC’s) và NO2. Khí nhà kính có mặt trong khí quyển sẽ hấp thụ những bước xạ sóng dài, được sưởi nóng và lại phản xạ ra mọi phía trong đó có phía lên bề mặt của Trái Đất. Kết quả là bề mặt Trái Đất bị ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất cũng bị nóng lên. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính” vì trong quá trình nóng lên của Trái Đất tương tự như quá trình nóng lên trong nhà kính, có sự tăng khí CO2 và các chất bức xạ nhân tạo, lớp khí này có tác dụng như lớp kính giữ nhiệt của nhà kính trồng rau xanh vào mùa đông. Nổi bật trong các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2, có khả năng hấp thụ các tia bức xạ bước sóng dài và nóng lên. Do vậy, người ta cho rằng sự phát sinh CO2 ngày càng nhiều trong khí quyển sẽ làm bầu khí quyển nóng lên, (CO2 tăng lên là kết quả của đốt cháy nhiên liệu, củi, than đá, giao thông vận tải, cháy rừng làm mất nguồn hấp thu bớt CO2 nhả O2). Sự tăng nhiệt độ làm thay đổi khí hậu của khí quyển toàn cầu.

Các nguồn phát sinh khí nhà kính bao gồm:

- Tự nhiên: CO2, hơi nước, CH4, O3 và NO2

- Nhân tạo: trong khoảng 50 năm trở lại đây, hàm lượng CO2, CH4, NO2 đã gia tăng nhanh chóng, và hợp chất mới xuất hiện CFC’s- chất làm lạnh, dung môi, thuốc xịt, … Một phần tử CFC có thể hấp thụ các tia hồng ngoại gấp 12000-16000 lần so với CO2.

Một số nguyên nhân làm tăng lượng khí nhà kính:

- Quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.

- Phá rừng làm giảm nguồn hấp thu CO2.

- Sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nylon.

Tác nhân chính gây hiệu ứng nhà kính: CO2 (50%), CH4 (13%), N2O (5%), hơi nước (3%); ngoài ra còn có CFC’s (24%), CO, NOx và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Suy thoái lớp ozone do nhiều chất khí CFC’s, clo… làm số lượng tia cực tím UV chiếu thẳng vào khí quyển nhiều hơn, là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy hiệu ứng nhà kính.

Ngày nay, con người được nghe nói nhiều đến tác hại của hiệu ứng nhà kính. Thực tế hiệu ứng nhà kính tự nhiên có vai trò quan trọng đối với Trái Đất:

- Nhờ hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất vào khoảng 60oF. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ vào khoảng -70oF (hay -22oC).

- Giữ trạng thái “cân bằng nhiệt” trên bề mặt Trái Đất. Bình thường sự gia tăng nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất ảnh hưởng đến cân bằng nhiệt theo hai cách: khí CO2 và CH4­ tăng trong không khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính.

Khi các nhà kính vượt quá giới hạn và phát sinh khí nhà kính mới thì “hiệu ứng nhà kính” gây hậu quả nghiêm trọng. Một trong số hậu quả nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính đó là sự nóng dần lên của Trái Đất. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên 0,5oC (1870-1900); đến 1900-1940, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất tăng khoảng 0,8oC, đã có hiện tượng băng tan ở hai cực, mực nước biển tăng; khu vực bờ biển mong manh dễ bị tràn ngập sóng gió. Bão tố xảy ra thường xuyên hơn, nước mặn thấm vào mực nước ngầm, làm hủy hoại nông nghiệp và ảnh hưởng đến việc cung cấp nước ngọt, làm khí hậu thay đổi bất thường, ảnh hưởng đến chế độ mưa toàn cầu, những vùng hiện nay đang có đủ nước ngọt sẽ lâm vào cảnh thiếu nước ngọt thường xuyên hơn.

3. Những biểu hiện của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây.

Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất bao gồm:

- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.

- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.

- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.

3.1. Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu

- Tất cả các trạm đo nhiệt độ đều có thể đo, đánh giá và xác nhận được bằng chứng về biến đổi khí hậu. Hiện nay, trong mấy chục năm vừa qua nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên tới 0,3 - 0,4 độ C và hiện đang có xu hướng tăng tiếp.

- Theo các mô hình nghiên cứu trong thế kỷ XX, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng từ 1,1 - 6 độ C, khả năng xảy ra từ 1,8 - 4 độ C trong đó tùy theo sự phát thải hiệu ứng nhà kính được cắt giảm đến mức độ nào để làm giảm bớt các khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính.

- Nếu như ngay từ lúc này, nhân loại dừng phát thải khí nhà kính thì nhiệt độ bề mặt Trái Đất vẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm cho băng của các dãy Himalaya, Nam cực, Bắc cực và các vùng khác tan chảy. Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên từ 28 - 43 cm. Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây ra.
 
Top Bottom