Địa [Địa 6] Đề cương học kì II

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thanhnga.th12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tại sao có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
2. Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trừa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
3. Khí áp là gì? Tại sao có khí áp?
4. Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?
5. Sông và hồ khác nhau như thế nào?
6. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
7. Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thủy triều trên trái đất
8. Tại sao các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?
9. Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông?
10. Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên trái đất và các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới
Chú ý :
Cách đặt tiêu đề : [ Địa lí + lớp] + tiêu đề
~Đã sửa : quangkhai2811
__________________
 
Last edited by a moderator:
P

pro3182001

1 Ở LỤC ĐỊA THÌ CHIẾM ĐA PHẦN ĐẤT, Ở ĐẠI DƯƠNG CHIẾM ĐA PHÂN LÀ NƯỚC, ĐẤT VÀ NƯỚC CÓ ĐỘ TẢN NHIỆT KHÁC NHAU, ở đại dương có nhiều nước, hơi nước nhiều hơn trên lục địa.... => khí hậu khác nhau
5 * Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
 
P

pro3182001

2
Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ vào không khí". Do đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, khi xem biểu đồ chúng ta thường thấy nhiệt độ nóng nhất trong ngày vào lúc 13 giờ.
7
thủy triều là do sự kết hợp giữa sự lên xuống của Mặt trăng và sóng biển mà tạo thành. Khi mặt trăng lên dưới sức hút của nó sóng biển tạo thành từng đợt và bạn thường thấy một điều khi ra biển đó là khi sáng sớm ( trăng lặn ) mực nước biển rất thấp nhưng khi chiều đến ( tràn mọc ) thì nước biển dâng lên rất cao cùng với những đợt sóng lớn...bạn có thể hiểu đây là cách giải thích đơn giản nhất của hiện tượng thủy triều.
 
Q

quangkhai2811

3. Khí áp là sức ép của không khí lên trên bề mặt Trái Đất.

4.
* Hệ thống sông: Dòng sông chính cùng các phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành hệ thống sông.
* Lưu vực sông: Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho 1 con sông.

5.
* Sông: Là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
* Hồ: Là khoảng nước đọng, tương đối rộng và sâu trên bề mặt lục địa.
 
Last edited by a moderator:
Q

quangkhai2811

6. Vì độ muối của biển và đai dương phụ thuộc 3 yếu tố:
- Lượng nuớc sông đổ vào (nhiều hay ít)
- Độ bốc hơi (lớn hay nhỏ)
- Lượng mưa (nhiều hay ít)
 
Q

quangkhai2811

7. Nguyên nhân là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với Trái Đất
 
Q

quangkhai2811

8. Dẫn chứng cụ thể cho điều đó như sau:
- Những nơi dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao mưa nhiều
- Những nơi dòng biển lạnh chảy qua có nhiệt độ thấp mưa ít
 
Q

quangkhai2811

10.
- Các đai khí áp thấp: ở khoảng $40^0$ và $60^0$ BN
- Các đai khí áp cao: ở khoảng $60^0$ và $90^0$ BN
- Gió tín phong:
+ Thổi từ khoảng $30^$ BN (áp cao chí tuyến) đến $0^0$ XĐ
+ Hướng NCB: Đông Bắc
NCN: Đông Nam
- Gió tây ôn đới:
+ Thổi từ khoảng $30^0$ BN (C) Đến $60^0$ BN (T)
+ Hướng NCB: Tây Nam
NCN: Tây Bắc
 
Last edited by a moderator:
T

toiyeu71

C 9
Tổng nước mưa trong mùa cạn là vào mùa cạn nước sông dâng lên được bao nhiêu nước thì được tính vào làm 1 tổng. Lượng nước trong mùa lũ cũng vậy. Lượng nước trong mùa lũ bao giờ cũng gấp từ 2-4 lần lượng nước mùa cạn.
 
S

sonsuboy

1 Ở LỤC ĐỊA THÌ CHIẾM ĐA PHẦN ĐẤT, Ở ĐẠI DƯƠNG CHIẾM ĐA PHÂN LÀ NƯỚC, ĐẤT VÀ NƯỚC CÓ ĐỘ TẢN NHIỆT KHÁC NHAU, ở đại dương có nhiều nước, hơi nước nhiều hơn trên lục địa.... => khí hậu khác nhau
5 * Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại trên đó được.
* Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.
câu 3:bạn tham khảo tại link sau:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?p=2894489#post2894489
câu 5:


Sông: Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất
Hồ: Vùng trũng sâu chứa nước tương đối lớn ở trong đất liền.

Như vậy, điểm khác nhau cơ bản giữa sông và hồ là: Sông có nước lưu thông thành dòng chảy. Hồ là nơi nước tập trung.
 
L

linhchi254

Câu 4:Hệ thống sông là do sông chính,phụ lưu,chi lưu kết hợp tạo thành.

Lưu vực sông là khu vực đất đai cung cấp nước cho sông.
...................................
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom