Địa 12 địa 12

T

tinasuco96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Dựa vào Atlat và kiến thức phân tích tác động của địa hình Trường Sơn đến khí hậu nước ta?
Câu 2: Phân tích tác động của nhân tố vị trí địa lí, gió mùa, địa hình, dòng biển đến chế độ mưa nước ta?
Câu 3: Chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và huớng sườn của khí hậu nước ta
 
H

heroineladung

Ấn đúng mình vs nhé! Thanks nhiều!

;)Câu 1:
- Địa hình chắn gió: ví dụ như dãy Trường Sơn vào mùa hè ngăn gió Tây, khiến cho loại gió này có tính chất ẩm khi vượt qua dãy Trường Sơn biến tính và trở nên khô nóng, chính điều này làm cho khí hậu của các tỉnh miền Trung trở nên khắc nghiệt. Và do diều này mà có câu "Trường Sơn Đong , Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa...". Ngoài ra, Địa hình núi chắn ngang khiến cho các miền trên đất nước ta phân miền, gió mùa Đông Bắc có tính lạnh khi đến dãy núi Bạch Mã, đèo Ngang do quãng đường xa lại gặp địa hình chắn gió nên khi vượt qua đã biến chất, gây mưa cho vùng Nam Trung Bộ và không còn lạnh. vùng Bắc Trung Bộ chỉ còn hơi lạnh. Vậy nên ở miền Bắc là mùa đông thì miền Trung là mùa mưa.

Nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi
Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn

Yếu tố
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn
Ranh giới
Từ S. Cả đến dãy Bạch Mã

Từ Bạch Mã đến cực Nam Trung Bộ
Độ cao và hình thái
Hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp ở giữa:
- Bắc là vùng núi cao Tây Nghệ An
- Nam là vùng núi trung bình Tây Thừa Thiên Huế
- Giữa vùng núi thấp Quảng Bình
- Núi cao đồ sộ, nhiều đỉnh trên 2000m, dốc đứng xuống đồng bằng ven biển
- Hệ cao nguyên xếp tầng điển hình, độ cao từ 500 – 800 – 1000 – 1500m, được phủ lớp ba zan dày

Hướng núi
Gồm nhiều dãy chạy song song và so le theo hướng TB – ĐN như: Pu lai leng – Rào Cỏ, Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoành Sơn, Bạch Mã
- Hướng núi có 2 đoạn: đoạn đầu hướng B – N, đoạn cuối hướng ĐB – TN
- Các cao nguyên: Plây Ku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh

;)Câu 2:
a. Vị trí địa lí:
- Nằm trong vòng nội chí tuyến BBC,1 năm có 2 lần MT lên thiên đỉnh
- Nước ta giáp biển, các luồng gió đến, nước ta đều qua biển nên tăng ẩm
- Nước ta nằm trong khu vực gió mùa => chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu gió mùa
=>+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
+ Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
b). Biểu hiện gió mùa:
- Mùa đông: ảnh hưởng của gió mùa ĐB
+ Xuất phát từ cao áp Xibia, hoạt động từ tháng 11 - 4
+ Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, gây mưa phùn vào cuối mùa. Vào N, gió mùa ĐB yếu đi bởi các dãy núi chắn => miền Nam khí hậu nóng và khô
- Mùa hè: có 2 luồng gió
+ Luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy biên giới Việt – Lào tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng, gió này tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc
+ Luồng gió từ cao áp chí tuyến NBC thổi lên theo hướng TN, gió này nóng, ẩm thường gây mưa lớn, tác động mạnh ở miền Nam
c) Địa hình:
- Cùng 1 dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường ít mưa , khô ráo.
d) Gió :
- Khu vực có gió Tây ôn đới , gió mùa thổi từ biển vào: mưa nhiều.
- Khu vực có gió Mậu dịch : mưa ít.
e) Dòng biển:
- Nơi có dòng biển nóng đi qua thì thường có mưa nhiều.
- Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít.
;)Câu 3:
+ Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt và ôn đới (mùa đông ở SAPA có tuyết)

+ Ở những sườn đón gió: mưa nhiều, khuất gió: mưa ít.

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom