Địa [Địa 12] Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn,

Chỉ còn vài ngày nữa là chúng ta đã bắt đầu với năm học mới rồi nè, không biết các bạn đã có dự định gì chưa nhỉ? Với mục đích đồng hành với các bạn trong năm tới, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn về bài học đầu tiên của chương trình SGK Địa lí 12.
Mình xin phép trình bày với nội dung như sau:
- Các kiến thức cơ bản SGK về bài học
- Sơ đồ tư duy
- Một số câu hỏi (trắc nghiệm và tự luận)

Hãy cùng bắt tay vào học và tham khảo tài liệu dưới đây nhé.
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
I. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội
a) Bối cảnh:
- Ngày 30/4/1975: miền Nam được giải phóng hoàn toàn. Đất nước thống nhất, tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng phát triển đất nước
- Nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu
- Kinh tế rơi vào khủng hoảng, tình trạng lạm phát ngày càng tăng ở đầu thập kỉ 80 của thế kì XX

b) Diễn biến
- Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới
- Đường lối được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1896), phát triển theo 3 xu thế

Xem đầy đủ hơn ở tài liệu dưới đây
Các bạn có thể tải tài liệu tại đây
 

Attachments

  • ĐỊA 12 _ BÀI 1.pdf
    203.7 KB · Đọc: 3
Last edited:

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
I. [Sơ đồ tư duy] Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Các bạn tham khảo sơ đồ dưới đây.

II. Một số câu hỏi ôn tập
Câu 1:
Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
A. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
B. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
D. tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Câu 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2005 là:
A. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ,
D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ,.

Câu 3: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta

Câu 4: Con đường đổi mới của chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài không phải do:
A.Đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu
B.Đường lối kinh tế hai miền trước đây khác biệt nhau, nay khó hoà nhập
C.Thiếu vốn, công nghệ và lao động có tay nghề cao
D. Đất nước ta đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 5: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực?

@minhtam8a2@gmail.com @_Nhược Hy Ái Linh_ @GauCuli @Nguyễn Phạm Phương Anh...

Nếu không xem được hình ảnh ở trên, bạn có thể xem tại đây
 

Attachments

  • SĐTD 12.1.png
    SĐTD 12.1.png
    194.1 KB · Đọc: 18
Last edited:

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
[Đáp án] Một số câu hỏi ôn tập

Sau khi làm xong, hãy cùng điểm lại đáp án của các câu hỏi nêu trên nhé.
Nếu bạn có thắc mắc gì, hãy trao đổi ngay dưới topic này.


Câu 1: Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là:
Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
Gợi ý: Mục 2.a
Câu 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2005 là:
Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Gợi ý: Mục 1.c
Câu 3: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Gợi ý: Mục 1.c
Câu 4: Con đường đổi mới của chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài không phải do:
Đất nước ta đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Gợi ý: Mục 1.a
Câu 5: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực?
- Thuận lợi:
+ Tạo điều kiện quan hệ với các nước trong khu vực
+ Thu hút lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài
+ Ngoại thương phát triển ở tầm cao mới
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Khó khăn:
+ Tăng sức cạnh tranh trên thị trường
+ Khoa học - kĩ thuật còn lạc hậu
+ Trình độ chuyển môn, quản lí chưa cao
+ Có nguy cơ tụt hậu
Cảm ơn các bạn đã nhiệt tình trao đổi về bài học. Hẹn gặp các bạn ở bài tiếp theo của môn Địa 12.
Cùng đến với bài học tiếp theo nào Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Kiều Anh.

GauCuli

Học sinh
Thành viên
20 Tháng mười 2020
27
48
21
Nghệ An
THPT Cửa Lò
1.C
2.B
3.
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài, lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng GDP từ 0,2% vào giai đoạn 1975-1980 đã tăng lên 6,0% vào năm 1988 và 9,5% năm 1995. Năm 1999 tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 4,8% và đã tăng lên 8,4% vào năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm, tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, tiếp đến là tỉ trọng của khu vực dịch vụ.
- Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét. Một mặt hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo cũng được ưu tiên phát triển.
- Nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt
4.D
5.
- Thuận lợi:
+ Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, tổ chức, bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động
+ Mở rộng đưa quan hệ của nước ta với các đối tác, song phương, đa phương đi vào chiều sâu
+ Quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế
+ Việc thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu
+ Khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển, giảm dần tỉ trọng gia công lắp ráp của nền kinh tế
+ Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để phát triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn
+ Người tiêu dùng có thêm cơ hội lựa chọn hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường
- Khó khăn:
+ Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế có nơi, có lúc chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc
+ Hội nhập kinh tế quốc tế còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục bộ
+ Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh
+ Chưa tạo được sự đan xen chặt chẽ lợi ích chiến lược, lâu dài với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng
+ Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ.
 

Kiều Anh.

Cựu TMod Địa
Thành viên
30 Tháng mười hai 2020
1,208
5,414
511
Hà Nội❤️
Hà Nội
..................
II. Một số câu hỏi ôn tập
Câu 1:
Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là
A. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
B. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.
D. tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

Câu 2: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2005 là:
A. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
B. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.
C. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ,
D. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ,.

Câu 3: Hãy tìm các dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội kéo dài
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm
+ Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất, tiếp đến là tỉ trọng của khu vực dịch vụ.
- Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn
- Nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải thiện rõ rệt
- Nhiều công trình giao thông lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng...


Câu 4: Con đường đổi mới của chúng ta là một quá trình phức tạp, lâu dài không phải do:
A.Đất nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu
B.Đường lối kinh tế hai miền trước đây khác biệt nhau, nay khó hoà nhập
C.Thiếu vốn, công nghệ và lao động có tay nghề cao
D. Đất nước ta đã thực hiện xong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu 5: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực?
Thuận lợi :
- Khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.
- Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính
- Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế
- Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam
Khó khăn
- Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép đối với nhiều doanh nghiệp
- Hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhiều rủi ro
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân chưa đủ mạnh để quản lý nền kinh tế.
 
Top Bottom