Địa địa 10

S

songthuong_2535

* Đặc điểm dân cư Việt Nam:

- Nước ta là một nước đông dân, với dân số năm 2006 là 84 156 nghìn người, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.

- Có nhiều thành phần dân tộc, với 54 dân tộc sống khắp vùng lãnh thổ của đất nước.

- Dân số còn tăng nhanh, mỗi năm dân số nước ta còn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 64%.

- Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi; giữa thành thị với nông thôn.
Với vùng đồng bằng:

+ Dân số quá dông gây sức ép tới nhiều mặt của đời sống xã hội như việc làm, các nhu cầu phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.

Vùng trung du, miền núi:

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng nhưng dân cư tập trung ít --> thiếu nhân lực khai thác.
==>Việc khai thác tài nguyên giữa các vùng miền chưa hợp lí, tăng sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng, miền

- Nơi có đkiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,.. thuận lợi thì dân cư tập trung đông
=> Mức thu nhập cao, đời sống cao,...thuận lợi cho phát triển hiện tại và sau này

- Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời thì dân cư cũng tập trung đông
=> Thuận lợi cho ptriển kinh tế, văn hóa....

- Nơi đk kinh tế, xã hội ptriển, dân cư tập trung đông

* Ý nghĩa:

- Cho thấy tốc độ đô thị hóa nước ta còn chậm.

- Có chính sách phù hợp để hạn chế gia tăng dân số

- Xây dựng chính sách di dân để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng miền
- xây dựng qui hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi \, nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động sẵn có ở địc phương góp phần phân bố dân cư hợp lí
 
T

taysobavuong_leviathan

Trả lời .cảm ơn.chấm đúng giúp mình với nha

1. Đặc điểm dân số.
a. Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
- Năm 2006, dân số của nước ta là 84.156 nghìn người. Về dân sốnước ta đứng thứ 3 ở Đông NamÁ (sau Inđônêxia, Philippin ) và thứ 13 trên thế giới.
- Nước ta có 54 thành phần dân tộc. Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc có sự chênh lệch.
Sau 85 năm (từ 1921 đến 2006) dân số nước ta tăng lên 5,4 lần, trong khi dân số thế giới chỉ tăng khoảng 3,6 lần. Quá trình tăng trưởng dân số của nước ta có thể chia làm hai giai đoạn: 35 năm đầu (từ 1921 đến 1955) dân số tăng chậm, chỉ tăng 9,5 triệu người; 50 năm sau (từ 1955 – 2000) là giai đoạn bùng nổ dân số tăng thêm tới 58 triệu người (năm 1955 là 25,1 triệu, năm 2006 là 84 triệu). Hiện nay dân số nước ta chiếm gần 1,3 % tổng dân số toàn cầu, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 13 trong tổng số hơn 220 quốc gia trên thế giới
Dân số Việt Nam giai đoạn 1921 -2006
b. Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, dân số tăng nhanh.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ. Điều đó được thể hiện qua cơ cấu nhóm tuổi trong tổng số dân.
Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh kĩ thuật và công nghệ tiên tiến.
Khó khăn: trong điều kiện hiện nay hàng năm có thêm 1,1 triệu lao động mới sẽ gây khó khăn vềviệc làm.
+ Gia tăng dân số còn nhanh mặcdù mức gia tăng liên tục giảm.
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên, môi trường
2. Phân bố dân cư.
Dân cư phân bố chưa hợp lí
- Giữa vùng đồng bằng, ven biển với trung du và miền núi. Năm 2006 mật độ dân số ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 1.225 người/km2, trong khi đó Tây Nguyên là 89 người/km2, Tây Bắc chỉ có 69 người /km2 (mức trung bình của cả nước là 254 người/km2)
- Giữa thành thị và nông thôn (dân thành thị chiếm 27% tổng số dân, sống trên diện tích nhỏ hẹp, hơn 73% là nông thôn cư trú trên tuyệt đại bộ phận lãnh thổ nước ta ).
- Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
3. Lao động và việc làm.
- Quy mô dân số trong độ tuổi lao động ở nước ta lớn và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,16 triệu người tạo mứccung lớn về nguồn lao động.
- Nguồn lao động nước ta rất dồidào. Năm 2005, lực lượng lao động nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân.Hiện nay, tốc độ gia tăng nguồn lao động cao hơn nhiều so với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.
- Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng cao nhưng nhìn chung còn hạn chế. Số lao động được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ không nhiều.
- Cơ cấu lao động theo các ngànhkinh tế, thành phần kinh tế và theo thành thị nông thôn có sự thay đổi theo hướng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếnước ta trong giai đoạn hiện nay.Lực lượng lao động ở khu vực thành thị tăng lên dần và hiện chiếm 25% tổng số lực lượng laođộng.
Cùng với sự đổi mới của đất nước, trong hơn một thập kỷ quacơ cấu lao động theo ngành kinhtế đã có những biến đổi quan trọng. Tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đã tăng lên (tỷ lệ lao động công nghiệp tăng từ 11,4% năm 1995 lên 17,9% năm 2005), tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống (từ 71,2% năm 1995 xuống 56,8% năm 2005).
So với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch cơcấu lao động diễn ra còn chậm. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, đa dạng hoánganh nghề trong nông nghiệp, mở rộng nhóm ngành dịch vụ đãtạo thêm nhiều việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người laođộng, làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở cả thành thị và nông thôn đều giảm xuống.
Cơ cấu lực lượng lao động theo vùng lãnh thổ chậm thay đổi. Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có lực lượng lao động đôngnhất, chiếm trên 22%. Vùng Đông Nam Bộ đang có xu hướngtăng cả về quy mô và tỷ trọng. Vùng Tây Băc, Tây Nguyên qua các năm vẫn chỉ dừng ở mức trên 3% và 5,5%.
- Việc làm đang một vần đề xã hội ở nước ta, hiện nay đang được tập trung giải quyết và bước đầu thu hiệu quả tốt.
Nền kinh tế tăng trưởng cao có tác động tích cực đến vấn đề việclàm. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, sự can thiệp của nhà nước thông qua các chương trình việc làm, chương trình kinh tế xã hội, pháttriển các làng nghề, trang trại…đã tạo thêm nhiều việc làm.
Tình trạng việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có sự khác nhau giữa các vùng và các tỉnh, thành phố. Nơi nào có trình độ phát triển kinh tế càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn. Hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị ở hai vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng cao hơn mức trung bình của cả nước.
Một hướng giải quyết việc làm ở nước ta trong thời gian qua là xuất khẩu lao động. Bình quân hàng năm xuất khẩu 70000 lao động, số tiền do lao động xuất khẩu mỗi năm gửi về cho gia đình trên 1,5 tỉ USD, chiếm trên 3% GDP của cả nước
 
Top Bottom