Địa [Địa 10] Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, sự phân bố sinh vật và đất.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,170
3,213
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
I. Thổ nhưỡng

- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước, các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
II. Các nhân tố hình thành đất

1. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc (nham thạch), cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt và ẩm:
  • Nhiệt độ, độ ẩm làm đá bị phá hủy trở thành sản phẩm bị phong hóa. Những sản phẩm này tiếp tục bị phong hóa thành đất.
  • Nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
  • Nhiệt và ẩm tạo môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.
- Động vật: sống trong đất làm biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, hình thành các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt, loại đất trẻ nhất ở cực và ôn đới.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu…

Bài 18: Sinh quyển.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật
I. Sinh quyển

- Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
- Phạm vi của sinh quyển:
  • Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, lớp phủ thổ nhưỡng và lớp vỏ phong hóa.
  • Ranh giới phía trên tiếp xúc với tầng ôdôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11 km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật

1. Khí hậu
- Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
- Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.
2. Đất
- Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...
3. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
  • Nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao của địa hình => thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
  • Hướng sườn có ánh sáng, nhiệt, ẩm khác nhau => thực vật phân bố khác nhau.
4. Sinh vật
- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
  • Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
  • Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.
Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất
- Thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau cùng sinh sống trên cùng một vùng rộng lớn gọi là thảm thực vật.
- Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm...): nhiệt, ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao => các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
- Đất chịu tác động của khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.
I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

1. Đới lạnh
- Khí hậu: Cận cực lục địa
  • Kiểu thảm thực vật: Đài nguyên (rêu, địa y)
  • Nhóm đất chính: Đài nguyên.
2. Đới ôn hòa
- Khí hậu: Ôn đới lục địa (lạnh)
  • Kiểu thảm thực vật: Rừng lá kim
  • Nhóm đất chính: Pôtdôn.
- Khí hậu: Ôn đới hải dương
  • Kiểu thảm thực vật: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp
  • Nhóm đất chính: Nâu và xám.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa (nửa khô hạn)
  • Kiểu thảm thực vật: Thảo nguyên
  • Nhóm đất chính: Đen.
- Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa
  • Kiểu thảm thực vật: Rừng cận nhiệt ẩm
  • Nhóm đất chính: Đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
- Khí hậu: Cận nhiệt địa trung hải
  • Kiểu thảm thực vật: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt
  • Nhóm đất chính: Đỏ nâu.
- Khí hậu: Cận nhiệt lục địa
  • Kiểu thảm thực vật: Hoang mạc và bán hoang mạc
  • Nhóm đất chính: Xám.
3. Đới nóng
- Khí hậu: Nhiệt đới lục địa
  • Kiểu thảm thực vật: Xavan
  • Nhóm đất chính: Đỏ, nâu đỏ.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
  • Kiểu thảm thực vật: Rừng nhiệt đới ẩm
  • Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
- Khí hậu: Xích đạo
  • Kiểu thảm thực vật: Rừng xích đạo
  • Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

- Nguyên nhân: Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi các thảm thực vật và đất.
 
Top Bottom