Địa [Địa 10] phân tích thuận lợi và khó khăn của các nguồn lực

L

linhkun_97

Last edited by a moderator:
H

heroineladung

Bài này chắc là bạn đang cần gấp đúng không? ;;) Hơi dài, xem thử nhé! ;)
Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam


Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

1. Vị trí địa lí

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.

a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.

b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.

c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, Thái Lan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.

2. Tài nguyên thiên nhiên

a) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiện nay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp, bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên.

Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.

Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt, hạn hán v.v… Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.

Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.

Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.

Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán như trong điều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tài nguyên tiên tiến trên quan điểm kinh tế tổng hợp, thì mức độ tập trung tài nguyên như đã nêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.

b) Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác không hợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.

Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưa sử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.

Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mức báo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sói mòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khu vực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bị giảm sút mạnh.

Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừa bãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.

c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.




Dân cư và nguồn lao động

1. Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 – 4 – 1999, dân số nước ta là 76.327.900 người. Về dân số, nước ta đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.

Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.

Nước ta có 54 thành phần dân tộc, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy, phải chú trọng hơn nữa đển việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người.

2. Dân số nước ta tăng nhanh

Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta từ cuối những năm 50 của thế kú XX. Tuy nhiên, ở từng vùng lãnh thổ, từng thành phần dân tộc, mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên phạm vi toàn quốc, dân số nước ta đã tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm (1960 – 1985).

Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì.

Trong thời kì 1931 – 1960, tốc độ gia tăng trung bình năm là 1,85%. Dân số tăng nhanh vào những năm 1965 – 1975 với mức tăng trung bình năm trên 3%. Giữa hai đợt tổng điều tra dân số lần thứ nhất và lần thứ hai (1979 và 1989), mức tăng trung bình năm giảm xuống còn 2,1% và giữa hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (1989 và 1999) là 1,7%.

Hiện nay, do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, nhịp độ tăng dân số ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống, tuy còn chậm. Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm, song số dân nước ta trong thời kì 1979 – 1989 vẫn tăng thêm 11,7 triệu người, tương đương với số dân của một nước trung bình trên thế giới.

Trong thời kì 1989 – 1999, số dân tăng thêm 11,9 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm tuy có giảm (1,7%) nhưng vẫn cao hơn một chút so với mức gia tăng tự nhiên của toàn thế giới.

Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.


 
H

heroineladung

3. Dân số nước ta thuộc loại trẻ

Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (1 – 4 – 1999) của nước ta là:

+ Dưới độ tuổi lao động: 33,1%
+ Trong độ tuổi lao động: 59,3%
+ Ngoài độ tuổi lao động: 7,6%

Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân. Hàng năm xã hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng. Tuy nhiên lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước.

4. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều

Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư, trình độ phát triển kinh tế -xã hội, mức độ màu mỡ của đất đai, sự phong phú của nguồn nước v.v… Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ.

Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông Hồng 1180 người/km2 – 1999). Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều (Tây Nguyên là 67 người/km2, Tây Bắc là 62 người/km2).

Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76,5% số dân sinh sống ở nông thôn, còn ở thành thị chiếm 23,5% (số liệu năm 1999)

Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng.

5. Để giảm bớt gánh nặng dân số, cần phải có chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

Trước mắt, cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nhanh tỉ lệ sinh, đồng thời từng bước phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước.

Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật

I. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội

1. Việc đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước

Đây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc định hướng phát triển nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Cho đến nay, nền kinh tế nước ta đã trải qua từ việc phi tập trung hoá về mặt hành chính đến việc bước đầu đổi mới toàn diện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, quá trình đổi mới đã được định hình và phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ cấu kinh tế năng động, sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 đã được vạch ra nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách của đất nước

Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.

Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000 ; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.

3. Để thực hiện chiến lược đổi mới, nhiều chính sách cụ thể đã được ban hành

Một trong những nguồn lực quan trọng để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội là vấn đề tạo vốn. Ngoài chính sách huy động vốn trong nước, chính sách mở cửa và luật đầu tư đã ra đời và đang phát huy tác động trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Việt Nam được coi là một thị trường khá hấp dẫn, là nơi đang có nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đến đầu tư.

II. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội

1. Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật có trình độ nhất định để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước

a) Cơ sở vật chất – kỹ thuật của các ngành từng bước được hình thành. Trong nông nghiệp, cả nước có gần 5300 công trình thuỷ lợi, trong đó có khoảng 3000 trạm bơm. Các công trình này đã góp phần vào việc chủ động tưới nước cho 4,8 triệu ha và tiêu nước cho 52 vạn ha. Ngoài ra phải kể đến nhiều cơ sở bảo vệ thực vật, thú ý, nghiên cứu giống, nhân giống và tạo ra nhiều giống cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái, kỹ thuật nuôi trồng cho năng suất cao.

Trong công nghiệp, cả nước có 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương, 590.246 cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh – (tính đến hết năm 1998). Một số ngành công nghiệp khai thác (than, dầu khí), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (dệt, giấy v.v…), xi măng.

Mạng lưới giao thông chính đã toả đi nhiều nơi từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng lên trung du và miền núi. Dọc vùng duyên hải là hệ thống cảng biển, trong đó đáng kể nhất là các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Năng lực vận chuyển hàng hoá của các cảng biển đạt 11,6 triệu tấn/năm (năm 1999). Mạng lưới thương mại phát triển rộng khắp với 1,5 triệu người kinh doanh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp.

b) Về phương diện lãnh thổ, các trung tâm công nghiệp quan trọng (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) và một số vùng chuyên canh (lúa, cây công nghiệp) có quy mô lớn, thật sự trở thành bộ khung cho việc hình thành các vùng kinh tế.

2. Tuy nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Trừ một số cơ sở công nghiệp mới xây dựng, trình độ kỹ thuật và công nghệ của nước ta nói chung còn lạc hậu. Sự thiếu đồng bộ giữa các ngành và trong từng ngành còn phổ biến. Kết cấu hạ tầng vẫn đang ở tình trạng kém phát triển.

Sự phân bố cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền kinh tế chưa đồng đều giữa các vùng. Các cơ sở kinh tế lớn tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và phụ cận, ở Đông Nam Bộ, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Ở các vùng này, kết cấu hạ tầng phát triển hơn hẳn các vùng còn lại của đất nước. Trong lúc đó, cả một vùng rộng lớn của Tây Bắc, Tây Nguyên, cơ sở vật chất – kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội còn rất hạn chế.

3. Để tạo tiền đề cho sự phát triển, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật là một vấn đề cấp thiết

Trước mắt, việc đầu tư theo chiều sâu kết hợp giữa hiện đại hoá và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội nước ta tiến kịp trình độ chung của thế giới.
 
Top Bottom