Địa [Địa 10] Lớp vỏ địa lý, một số quy luật của lớp vỏ địa lý

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
I. Lớp vỏ địa lí

Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.

Giới hạn:

  • Trên: Phía dưới lớp ôdôn.
  • Dưới: Đáy vực thẳm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.
  • Chiều dày khoảng: 30-35km
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Khái niệm
- Quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân:

  • Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp/gián tiếp của nội lực/ngoại lực.
  • Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.
2. Biểu hiện
- Trong một lãnh thổ:
  • Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.
  • Một thành phần thay đổi sẽ làm thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
3. Ý nghĩa
- Trước khi tiến hành các hoạt động:
  • Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
  • Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm
- Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân: Góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực, khiến lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.

2. Biểu hiện của quy luật
*Sự phân bố các vòng đai nhiệt

- Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt:
  • 1 vòng đai nóng: nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +20 độ C của 2 bán cầu, khoảng vĩ tuyến 30 độ B – 30 độ N.
  • 2 vòng đai ôn hòa: giữa các đường đẳng nhiệt năm +20 độ C và +10 độ C của tháng nóng nhất, khoảng vĩ tuyến 30 – 60 độ ở cả hai bán cầu.
  • 2 vòng đai lạnh: ở vĩ độ cận cực của 2 bán cầu, giữa các đường đẳng nhiệt +10 độ C và 0 độ C của tháng nóng nhất.
  • 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu: bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 0 độ C.
*Các đai khí áp và các đới gió
- 7 đai khí áp:
  • 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.
  • 4 đai áp cao: 2 ở cận chí tuyến, 2 ở cực.
- Có 6 đới gió:
  • 2 đới gió mậu dịch.
  • 2 đới gió Tây ôn đới.
  • 2 đới gió Đông cực.
*Các đới khí hậu
- 7 đới khí hậu chính:
  • Đới khí hậu cực.
  • Đới khí hậu cận cực.
  • Đới khí hậu ôn đới.
  • Đới khí hậu cận nhiệt.
  • Đới khí hậu nhiệt đới.
  • Đới khí hậu cận xích đạo.
  • Đới khí hậu xích đạo.
* Các nhóm đất, các kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo: Băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu/xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen/hạt dẻ thảo nguyên; đất đỏ nâu; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo: Hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.

- Phân bố tuân thủ theo quy luật địa đới.
II. Quy luật phi địa đới

- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất dẫn phân chia bề mặt Trái Đất thành: lục địa, đại dương và núi cao.

*Biểu hiện
a) Quy luật đai cao

- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.

b) Quy luật địa ô
- Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.
 
Top Bottom