Địa [Địa 10] Địa lý công nghiệp

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,168
3,207
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp

1. Vai trò
  • Công ngiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:
  • Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
  • Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
  • Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.
  • Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.
  • Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.
2. Đặc điểm
a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn

- Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động => Nguyên liệu.
- Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu => Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
*Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
- Đòi hỏi kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
- Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
- Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).
  • Công nghiệp nặng (nhóm A): sản phẩm phục vụ cho sản xuất.
  • Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

1. Vị trí địa lí
- Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị... =>lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Nhân tố tự nhiên
Đây là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho sự phát triển công nghiệp.
- Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
- Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp.
- Đất, rừng, biển:
  • Đất: tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp.
  • Rừng, biển: cung cấp nguyên liệu…
3. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư – lao động: Trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.
- Tiến bộ khoa học-kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí nhằm nâng cao năng suất, chất lượng…
- Thị trường: Tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm.
- Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp.
- Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển.

Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,168
3,207
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
I. Công nghiệp năng lượng

1. Vai trò
- Là ngành quan trọng, cơ bản.
- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.
- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

2. Cơ cấu
- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
- Khai thác than:

  • Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).
- Khai thác dầu mỏ:
  • Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).
- Công nghiệp điện lực:
  • Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
  • Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
II. Công nghiệp luyện kim

- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).

1. Luyện kim đen
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.
- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới
- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…

2. Luyện kim màu
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…
- Phân bố:

  • Các nước phát triển: sản xuất.
  • Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.
III. Công nghiệp cơ khí

- Vai trò:

  • Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.
  • Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
  • Cung cấp hàng tiêu dùng.
- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.
- Tình hình sản xuất:

  • Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.
  • Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…
IV. Công nghiệp điện tử - tin học

- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
V. Công nghiệp hóa chất

- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.
- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.
- Tình hình sản xuất:

  • Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.
  • Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…
VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
- Đặc điểm sản xuất:

  • Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
  • Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
  • Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
  • Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.
* Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...
VII. Công nghiệp thực phẩm

- Vai trò:

  • Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.
  • Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
  • Làm tăng giá trị của sản phẩm.
  • Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:

  • Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
  • Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,168
3,207
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguồn lao động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước đang phát triển.
II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp


1. Điểm công nghiệp
a) Khái niệm

- Là hình thức tổ chức công nghiệp đơn giản nhất, trên đó gồm một hoặc hai ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.
b) Đặc điểm
- Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.
- Nằm cùng với một điểm dân cư.
- Phân công lao động về mặt địa lí, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, làm ra sản phẩm hoàn chỉnh.
- Được hình thành hầu hết ở các tỉnh, thôn xã, thành phố nhằm khai thác nguồn tài nguyên, tận dụng nguồn lao động tại chỗ.
- Quy mô nhỏ.


2. Khu công nghiệp tập trung (KCN)
a) Khái niệm

- Là khu vực có ranh giới nhất định, có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
b) Đặc điểm
- Vị trí địa lí thuận lợi, không có dân cư sinh sống.
- Có ranh giới rõ ràng.
- Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.
- Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
- Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.
- Quy mô: Diện tích 50 ha đến vài trăm ha.


3. Trung tâm công nghiệp
a) Khái niệm

- Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.
b) Đặc điểm
- Vị trí địa lí thuận lợi.
- Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về quá trình công nghệ.
- Có các xí nghiệp nòng cốt hay hạt nhân và các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ.
- Là nơi tập trung các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.
- Nơi có dân cư sinh sống, có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn hảo.
- Công nhân có trình độ tay nghề cao.
- Có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế quốc dân.
- Quy mô lớn.


4. Vùng công nghiệp
a) Khái niệm

- Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Có hai loại

  • Vùng công nghiệp ngành: là tập hợp các xí nghiệp cùng loại.
  • Vùng công nghiệp tổng hợp: gồm xí nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau => Đa ngành.
b) Đặc điểm
- Tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước, có sức hút với khu vực và thế giới.
- Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao
- Các ngành phục vụ bổ trợ.
- Quy mô: phân bố trên một lãnh thổ rộng lớn.

Xem thêm các bài khác thuộc nội dung Địa 10 tại:
Hệ thống hóa kiến thức Địa 10
Được tổng hợp bởi thành viên GauCuli

 
Top Bottom