Địa [địa 10] Câu hỏi ôn tập

T

tinasuco96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Khi trái đất không nghiêng, không tự quay quanh trục mà chỉ quay quanh mặt trời thì tạo ra những hệ quả gì?
Câu 2: Hãy cho biết góc chiếu sáng của mặt trời diễn ra trên trái đất
Câu 3: Nếu trái đất quay theo chiều từ đông sang tây thì có những hệ quả địa lí nào?
Câu 4: Năm thiên văn khác năm dương lịch như thế nào?
Câu 5: Vì sao ở cực Bắc có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm nhưng ngày và đêm lại không bằng nhau?
 
Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

Câu 1:
Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo. Giả dụ nếu như Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ quay quanh Mặt Trời thì nửa nào đang hướng về phía mặt trời sẽ có ngày dài 6 tháng trong khi nửa kia có đêm dài 6 tháng. Nói cách khác, mỗi nửa có 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm. Trong vòng một năm, tại một vùng xác định nào đó trên bề mặt trái đất, mùa hè sẽ kéo dài 6 tháng và 6 tháng còn lại là mùa đông lạnh giá.

Câu 3:
Do chúng ta đứng trên Trái Đất, và Trái Đất tự quay nên mới có sự chuyển động của các thiên thể trên bầu trời, thực nghiệm thấy các thiên thể như Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây ( Người ta quy ước thế mà :) ).

Vậy theo suy luận tất yếu, Trái Đất sẽ quay từ Tây sang Đông ,bởi vì cái gì cũng vậy...khi ta nằm trên một vật thể chuyển động thì ta thấy những vật thể khác bên ngoài vật thể đó sẽ chuyển động theo chiều ngược lại.


Bạn có thể tưởng tượng như đang đứng trên 1 cái bàn xoay theo chiều kim đồng hồ, bạn sẽ cảm thấy mình đứng yên và các vậy xung quanh quay theo chiêù ngược lại ( không nhất thiết phải là chuyển động xoay tròn, việc bạn đi xe máy thấy các cây bên đường chạy theo hướng ngược lại cũng là hệ quả của vấn đề ).


Tóm lại, việc xác định chiều quay của Trái Đất chỉ là hệ quả tất yếu từ quy ước của chúng ta là Mặt trời di chuyển từ Đông sang Tây, nếu chọn chiều quay của Trái đất là từ Đông sang Tây sẽ mâu thuẫn với quy ước trước của ta!

Câu 4:

♥ Năm thiên văn : là khoảng thời gian trung bình để Mặt Trời trở lại cùng một vị trí khi so sánh với các ngôi sao của bầu trời.

♥ Năm Dương lịch chí tuyến là độ dài thời gian mà Mặt Trời (được quan sát từ Trái Đất) trở lại đúng vị trí trên đường hoàng đạo (đường của nó giữa các ngôi sao trên bầu trời).


Năm dương lịch hay lịch Gregory mà chúng ta và cả Thế giới sử dụng ngày nay là Dương lịch chí tuyến.


+++++++++++++++++++++

Năm thiên văn tương đương với 365,2564 ngày mặt trời trung bình. Năm thiên văn dài hơn năm chí tuyến 20 phút và 24 giây.


Do Mặt Trời và các ngôi sao không thể quan sát cùng một lúc nên điều này cần phải được giải thích một chút. Nếu như một người quan sát bầu trời phía đông vào lúc bình minh thì các ngôi sao cuối cùng nhìn thấy không phải ngày nào cũng vậy. Trong khoảng 1 tuần hay dài hơn một chút người đó có thể thấy chúng dịch chuyển về phía trước (sang phía tây hơn nữa). Ví dụ, trong tháng Bảy ở bắc bán cầu người ta không thể thấy chòm sao Lạp Hộ (Orion) vào lúc bình minh, nhưng trong tháng Tám thì nó bắt đầu xuất hiện. Trong một năm, tất cả các chòm sao "quay" ngang qua bầu trời.


Nếu người quan sát có thói quen quan sát bầu trời trước lúc rạng đông trong nhiều ngày thì chuyển động này càng dễ nhận ra và dễ dàng đo đạc hơn là sự di chuyển bắc-nam của điểm Mặt Trời mọc ở đường chân trời, và đây là định nghĩa của năm chí tuyến mà lịch Gregory dựa vào. Điều này cũng giải thích tại sao nhiều nền văn minh bắt đầu năm của họ vào ngày đầu tiên xuất hiện của một ngôi sao đặc biệt nào đó (ví dụ sao Thiên Lang (Sirius)) có thể quan sát được từ Trái Đất vào lúc rạng đông. Trong Works and Days của Hesiod, thời gian trong năm để gieo hạt, thu hoạch mùa màng v.v được tính theo tham chiếu tới lần xuất hiện đầu tiên của các ngôi sao nhất định.


Cho đến thời kỳ của Hipparchus, các năm được đo theo các ngôi sao đã được coi là chính xác như năm chí tuyến. Trên thực tế, năm thiên văn dài hơn một chút so với năm chí tuyến. Sự khác biệt này sinh ra bởi hiện tượng tuế sai của trục Trái Đất. Một năm thiên văn là tương đương với 1 + 1/26000 hay 1,000039 năm chí tuyến.

Nguồn: YH
 
B

boy8xkute

Câu 1: tớ nghĩ nếu trái đất ko quay quanh trục mà chỉ quay quanh mặt trời thì 1 nửa sẽ luôn có ban ngày còn 1 nửa sẽ luôn là ban đêm chứ nhỉ. Sao lại 6 tháng ngày, 6 tháng đêm? Nó có quay quanh trục đâu mà giới hạn trong 6 tháng nhỉ

Câu 2: Sgk

Câu 3: Cái này thì chưa nghiên cứu bao giờ, đại khái là có thể sẽ làm rối loạn cuộc sống của nhiều loài sinh vật (trong đó có con người). Còn về địa lý thì có lẽ sẽ liên quan đến những thứ đại loại như sườn đón nắng, thảm thực vật, ...

Câu 5: Hình như là có trong sgk rồi mà
 
Top Bottom