Đi một ngày đàng học một sàng khôn:
Dàn bài:
1.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa là đúc kết kinh nghiệm và khát vọng đi đây đó để mở rộng hiểu biết.
2.Thân bài:
- Nghĩa đen: Đi một ngày đàng tức là đi thật xa, học một sàng khôn tức là học hỏi nhiều điều khôn. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn tức là khi đi xa sẽ học hỏi sàng lọc điều khôn.
- Nghĩa bóng:
+ Đi đây đó nhiều nơi, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống xung quanh sẽ mở rộng tầm hiểu biết khôn ngoan từng trải.
+ Câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học hỏi: càng đi nhiều, càng biết nhiều.
- Nghĩa sâu:
+ Khích lệ, động viên cần đi nhiều mở rộng tầm hiểu biết
+ Thể hiện khát vọng hiểu biết
3. Kết bài: Ý nghĩa của câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.
Bài làm:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
voiconrachan
23-04-2010, 20:08
Tục ngữ VN giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đã đúc rút bao kimnh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh,là cách ứng xử... nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ 1 chuyện học mà ND ta đã có bao câu tục ngữ mang tính giaóp dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu: ''Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Chúng ta cần hiểu cần hiểu câu tục gữ này NTN cho đúng và đầy đủ?
"Một ngày" so với 1 năm là ngắn, một ngày trong 1 đời người trăm năm lại vô cùng cực ngắn. "Đi 1 ngày đàng' đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được thì có là bao? Thế nhưmng ND ta lại khẳng định là'' học 1 sàng khôn''.'' Khôn là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đ/v mội người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách.''Sàng'' là công cụk LĐ đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo."SÀng khôn'' là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn,rất nhìu mà ng` bộ hành đã ''học'' dược sau khi ''đi 1 ngày đàng'' .
Tại sao'' ĐMNĐHMSK'' là hoàn toàn đúng? Học ở trường lớp, học trg sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta cần phải biết học trg cuộc sống rộng lớn of XH. ND là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trg thực tế cuộc sg^ là phương thức học tập khoa học Nhất: học đi đôi với hành, học tập gắng liền với LĐ SX & HĐ XH. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong 4 bức tường lópw học, cách học như thế đã xa rời cuộc sống, HS bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng đg^. , cá ko thể xa rời nước, chim ko thể thoát ly bầu trời, người đi học cũng vậy, HT cũng ko thể tách rời thực tế cuộc sóng Xh
Đi rộng biết nhiều, "ĐMNĐàng'' tầm mắt đc mở rộng, thấy đc bao cảnh lạ, tiếp xúc đc với nhiều người, nghe đc bao nhiêu điều hay lẽw phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, HT cái hay, noi gg ngừoi tốt việc tốt;''Học 1 sàng hôn" là như vậy
''ĐMNĐHMSK'' là cách hoc kết hợp giữa 3 MT:gia đình- nha trường-XH. kiến thức sách vở đc củng cố, khắc sâu.sự hiểu biết dc mở rộng và nang cao. Cùng với trang sách học đường ta có thêm pho sách muôn màu muôn vẻ.
Nhũng HĐ ngoại khóa, n~ chuyến dã ngoại, cắm trại hay đi tham wan của thầy và trò là rát bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trừong học.HS được đến với đồng wê, nhà máy, danh lam thắng cảnh... mà yêu thêm ND LĐ, tự hào với wê hưong Đ/nc'. Đi hội Lim, ta thấy đc cái hay của câu hát:'' Liền anh lièn chị...'', ''bèo dạt mây trôi...'' của làn điệu dân ca wan họ tuyệt vời.....(bạn tự lấy Vd thêm)
''ĐMNĐHMSK''là 1 bào học sắc đ/v mỗi người. Sau thời cắp sách dến trường là thời làm ăn, và tự học; học trg cg việc, học trg cuộc đời. có đi đg` , có sống nhiều, lăn lộn với đời mới biêt đg` đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có wuyết tâm vượt khó, có bãn lĩnh chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình.....
( công mình đánh máy tính mệt lắm nhớ thanks cho mình nha)
( trg bài có mấy chữ mình viét tắt , viết nhầm mong bạn thông cảm _ ráng đọc nha) O