Văn 8 Đi đường

khahhyen_ybms1

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng bảy 2020
709
2,319
231
Hà Tĩnh
THCS Lê Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tìm hiểu tác phẩm:
1. Bố cục: Khai-thừa-chuyển-hợp
2. Phân tích
- Hình tượng trung tâm :
  • con đường
  • người đi đường
- Câu 1: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan ( Đi đường mới biết gian lao)
Tác giả cho ta thấy những khó khăn gian nam trên cuộc hành trình giải tới giải lui "53 cây số" một ngày. Điệp từ "tẩu lộ" trong bản dịch của Nam Trên đã bỏ đi một chữ đi đường. Điệp từ đó thể hiện những trải nghiệm, kinh nghiệm đầy thấm thía mà người đi đường phải trải qua. Phải trải qua bao nhiều chặng đường mới biết sự gian lao, vất vả. Câu thơ là sự đúc kết, là sự trải nghiệm của con người. Đi đường nói lên là con đường Cách Mạng, làm Cách Mạng cũng phải trải qua bao thăng trầm biến cố
-Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san ( Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
Điệp từ "trùng san: gắn liền với cấu trúc hình thức rất đặc biệt. Mở đầu " trùng san" kết thức cũng "trùng san". Câu thơ giàu giá trị gợi hình "núi bao bọc núi", núi này chưa qua thì núi khác đã hiện trước mắt. Tác giả muốn nói những khó khăn mà người đi đường gặp phải là khó khăn trập trùng, muôn vàn tưởng chừng như bất tận. Giữa không gian ấy hình ảnh con người như đang bị chìm lấp giữa không gian mênh mông của núi rừng. Hình ảnh con người nhỏ bé như mất hts vào không gian trập trùng của núi non.
Câu 3: Trùng san đăng đáo cao phong hậu ( Núi cao lên đến tận cùng)
- Câu thơ như vẽ lên một con đường dốc đứng. Núi cao đã lên đến tận cùng. Chứng tỏ rằng những khó khăn thử thách ấy là khó khăn lớn nhất. Chúng ta nhận ra hình ảnh con người vẫn kiên nhẫn lặng lẽ tiến lên. Con người ấy vẫn đối diện với những khó khăn nhọc nhằn cố gắng tận tâm tận lực vượt qua thử thách.
Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian ( Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)
Hàng vạn dặm giang sơn giống như tấm bản đồ thu về trong tầm mắt. Con người lúc này đã lên đến đỉnh cao của chiến thắng. Nếu trong ba câu thơ đầu không gian tăng tốc theo chiều cao gợi lên sự vất vả, nhọc nhằn của người leo núi thì đến câu thơ thứ tư không gian trải dài theo chiều rộng như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của người chinh phục con đường đã kết thúc. Con người đã dành chiến thắng. Lúc này con người hiện lên với một thư thế lồng lộng cao lớn hùng vĩ. Con người lúc này không phải là một nạn nhân, không phải tù nhân mà là một chủ nhân. Con người ấy làm chủ giang sơn đất nước
-> Đi đường :
  • Đường cách mạng
  • Đường đời
  • Đường đi đến hạnh phúc no ấm
Mọi người tham khảo ạ!
 
  • Like
Reactions: Gâu Đần
Top Bottom