- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 25
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
ĐỂ VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CẦN TUÂN THỦ QUY TẮC NÀO?
CÁC QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT
1.Viết hoa tên người:
- Tên người Việt Nam hay tên nước ngoài được phiên âm theo tên Hán Việt: Viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết, dù đó là họ, tên đệm, tên chính, các danh hiệu vua chúa, nho sĩ, văn nghệ sĩ, tu sĩ, tín đồ,…
VD: Nguyễn Thị Minh Khai, Tố Như, Thích Quảng Đức, Tôn Nữ Diệu Thúy,…
- Những danh từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội như ông bà, cô ,bác, … đứng trước tên người nói chung không viết hoa trừ trường hợp tỏ ý tôn kính như Bà Trưng, Cụ Phan, Bác Hồ,…
- Riêng đối với những từ ghép vốn là danh từ chung đứng trước hoặc sau tên người được xem là một yếu tố tên người, để khỏi rườm rà ta chỉ viết hoa yếu tố đầu của các âm tiết.
VD: Thủ khoa Huân, La Sơn Phu Tử, Bạch Vân Cư Sĩ,..
- Tên người nước ngoài bằng chữ La tinh thì nên ghi nguyên dạng. Nấu chữ viết không theo mẫu tự La tinh (chữ Trung Quốc, Khowme,..) thì chuyển sang chữ Latinh.
- Để người đọc không biết ngoại ngữ có thể đọc được ta nên phiên âm nguyên sạng. Nếu phiên âm phải theo quy cách: Viết hoa chữ đầu âm tiết thứ nhất mỗi từ
VD: Na-Pô-Lê-Ông, Bô-Na-Bác,...
2.Viết hoa tên địa lý:
- Tên đất Việt Nam hay tên đất của nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt thì viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết.
VD: Thủ Dầu Một, Bắc Kinh, Bình Nhưỡng,…
- Tên núi, sông, thành phố, làng xã,… nước ngoài được phiên âm ra tiếng Việt viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết và giữa các âm tiết có gạch nối.
VD: Béc-Lin, E-Vơ-Ret, Xanh-Pê-Tec-Bua,…
Chú ý: Các từ chỉ phương hướng hoặc vị trí như đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ được dùng làm tên địa danh thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết.
VD: Đông Nam Á, Tâm Nam Á, Bác Băng Dương,...
3.Viết hoa vì mục đích tu từ:
- Các danh từ chung chỉ những tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và các danh từ chung chỉ các chuyên ngành của tổ chức này.
VD: Đảng cộng sản, Thủ tướng, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng,…
Các danh từ chung và những từ chỉ sự cao quý và thiêng liêng.
4.Viết hoa tên các tổ chức chính trị, xã hội:
Đối với cơ quan, tổ chức xã hội,… thì viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết biểu thị tính chất riêng biệt của tên.
Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ …
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những quy tắc viết hoa cơ bản nhất rồi. Hi vọng qua topic này các em sẽ nắm thật chắc quy tắc viết hoa và không bị sai lúc làm bài chính tả nữa nhé!