đề văn...

C

cuonsachthanki

Last edited by a moderator:
P

pengoc_dethuong_97

Mmmmmmm.....
Thuyết minh về dừa nhé!! :
Dừa (Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Nguồn gốc và canh tác

Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

Quả dừa

Quả dừa đang chín trên câyVề mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi khoa học của dừa. Nucifera là từ trong tiếng Latinh để chỉ mang theo hột.

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.


Vị trí gân chính

Dừa được bổ đôi đúng cáchĐể lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.

Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người. Đây là chủ đề của bài báo ấn hành năm 1984 và đã được trao giải Ig Nobel năm 2001. Số lượng tử vong do dừa rơi được dùng để so sánh với số lượng các vụ tấn công của cá mập, với kết quả đưa ra là người ta bị chết do dừa rụng nhiều hơn là do bị cá mập tấn công. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ nào cho thấy người ta bị tử vong theo kiểu này. [1] Tuy nhiên, William Wyatt Gill, một nhà truyền giáo của Hiệp hội truyền giáo London (LMS) tới Mangaia đã ghi lại một chuyện trong đó Kaiara, người thiếp yêu của vua Tetui, đã bị chết do một quả dừa non bị rụng. Cây "tội phạm" này đã bị chặt bỏ ngay lập tức. Điều này xảy ra vào khoảng năm 1777, cùng thời gian viếng thăm của thuyền trưởng Cook.


Hoa dừaTại một số khu vực trên thế giới, những con khỉ đã huấn luyện được dùng vào việc hái dừa. Các trường huấn luyện khỉ vẫn tồn tại ở miền nam Thái Lan. Các cuộc thi được tổ chức hàng năm để tìm ra con khỉ hái dừa nhanh nhất.

Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây.
cái này có cả phần nói về cây=.=
------------------------------:D-------------------------------
Có ích thỳ nhớ thanks
chúc bạn học tốt....
 
P

pepr0kute1996

Cách làm bài văn thuyết minh



A. Tóm tắt kiến thức cơ bản:

1. Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Yêu cầu:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.

- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.

3. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn thuyết minh:

Văn miêu tả

+ Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật, đối tượng….
+ Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
+ Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
+ ít dùng số liệu cụ thể.
VD: “Những đám mây trắng như bông đang tô vẽ cho nền trời bằng những hình thù lạ mắt. Nắng trong vắt như pha lê. Nắng xiên qua cây gỗ tếch ở vườn hoa phố Nguyễn Cao, rọi xuống và chạy lung tung quanh cái bàn ăn trưa của bốn cụ già…”

Văn thuyết minh

+Trung thành với đặc điểm của sự vật, đối tượng.
+ ít dùng so sánh, liên tưởng.
+ Đảm bảo tính khách quan, khoa học.
+ Dùng số liệu cụ thể.

VD: “Hoa chuông cao từ 15- 20 cm. Hoa nhỏ có hình chuông, hương thơm, thân uốn cong, màu trắng hay hồng lợt. Hoa có thể sống trong bình từ 5- 7 ngày…”

* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.

4. Phương pháp thuyết minh:

a. Phương pháp nêu định nghĩa:

VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

b. Phương pháp liệt kê:

VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

c. Phương pháp nêu ví dụ:

VD: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

d. Phương pháp dùng số liệu:

VD: Một tượng phật ở Nhạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc, cao 71m, vai rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể đỗ 20 chiếc xe con”.

e. Phương pháp so sánh:

VD: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

f. Phương pháp phân loại, phân tích:

VD: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

5. Cách làm bài văn thuyết minh:

- Bước 1: + Xác định đối tượng thuyết minh.

+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết

+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

- Bước 2: Lập dàn ý

- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh

+ Viết phần mở bài:

Mở bài có nhiều phương pháp, nhưng có thể quy vào hai phương pháp chủ yếu là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

Ví dụ 1: Mở bài trực tiếp

Chiêm Hoá, một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu…Tuy phong tục, tập quán khác nhau nhưng chung sống rất hoà thuận cùng nhau xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp.

Ví dụ 2: Mở bài gián tiếp.

Là người Việt Nam ai cũng đã một lần nghe câu ca dao:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 1A, du khách ngồi trên xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ, những kì tích đó đã làm cho bao kẻ thù xưa nay khiếp sợ. Đường 1A trườn dài theo những triền núi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và nhữnglàn điệu dân ca đặc sắc: Then, Sli, Lượn của các dân tộc Tày, Nùng, Dao.

+ Viết phần thân bài:

Phần này thường gồm một số đoạn văn được liên kết với nhau thành một hệ thống nhằm giải đáp một số yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh nên tuân thủ theo thứ tự cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức ( từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), theo thứ tự diễn biến sự việc trong một thời gian trước- sau; hay theo thứ tự chính phụ: cái chính nói trước, cái phụ nói sau.

+ Viết phần kết bài:

Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết minh hoặc nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.

Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Chiêm Hoá là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Chiêm Hoá để dự hội Lồng Tông tổ chức vào ngày mùng 8 tháng giêng hàng năm, thăm đền Bách Thần, đền Đầm Hồng. Vào mùa hè các bạn có thể đi du ngoạn thác Bản Ba và đặc biệt chúng ta sẽ được thăm khu di tích lịch sử Kim Bình. Chúng ta sẽ thấy Chiêm Hoá đẹp biết nhường nào.

B. Các dạng đề:

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Nhận biết yếu tố thuyết minh trong bài ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

• Gợi ý : Yếu tố thuyết minh:

Cấu tạo của hoa sen “Lá xanh, bông trắng, nhị vàng”

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.

* Mở bài:

Giới thiệu chung về con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam

* Thân bài:

- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của con trâu

VD: Trâu là động vật thuộc phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg, trâu đực 400- 500 kg…

- Vai trò, lợi ích của con trâu:

• Trong đời sống vật chất:

+ Là tài sản lớn của người nông dân.
+ Là công cụ lao động quan trọng.
+Là nguồn cung cấp thực phẩm, đồ mĩ nghệ, phân bón…

• Trong đời sống tinh thần:

+ Con trâu gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.
+ Con trâu có vai trò quan trọng trong lễ hội, đình đám ( hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang)…, hội đâm trâu (Tây Nguyên)…)

* Kết bài:

Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống hiện nay.

C. CÁCH LÀM MỘT SỐ DẠNG ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

* Khi đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:

- Cấu tạo của đối tượng
- Các đặc điểm của đối tượng
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng, cách bảo quản
- Lợi ích của đối tượng

* Khi thuyết minh về một loài vật, nội dung thuyết minh thường là:

- Nguồn gốc
- Đặc điểm
- Hình dáng
- Lợi ích

* Khi thuyết minh về một thể loại văn học, nội dung thuyết minh thường là:

- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ
- Nêu các đặc điểm của thể thơ:
+ Số câu, chữ.
+ Quy luật bằng trắc.
+ Cách gieo vần.
+ Cách ngắt nhịp.
+ Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.

*Khi đối tượng thuyết minh là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, thì nội dung thuyết minh thường là:

- Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.

*Khi đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:

- Hoàn cảnh xã hội.
- Thân thế và sự nghiệp.
- Đánh giá xã hội về danh nhân .

Lưu ý : Trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết.

*Khi giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:

- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản.
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị.
- Cách thức chế biến, thưởng thức.

Các dạng đề:

1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món Cơm lam quê em.

Gợi ý:

- Cơm lam là một món ăn dân dã, quen thuộc của người miền núi phía Bắc

- Cách làm: Cho gạo đã vo vào ống nứa (tre) non, cuộn lá chuối hay lá dong nút chặt, chất củi đốt. Phải đốt đều đến khi vỏ nứa cháy thành lớp than mỏng là cơm chín.

Cách thưởng thức: nếu ăn ngay chỉ việc chẻ ống nứa ra. Nếu muốn để dành thì dùng dao róc hết lớp nứa bị cháy chỉ để lại lớp vỏ trắng…

- Hiện nay Cơm lam còn trở thành đặc sản trong nhà hàng, khách sạn.

2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:

Đề bài: Thuyết minh về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

*Gợi ý: xây dựng dàn ý chi tiết

1.Mở bài:

Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc (hoa đào)

- Xuất hiện vào mùa xuân , trong sự vui tươi, náo nức của ngày tết.

- Hoa đào là loài hoa đẹp, có sức sống mạnh mẽ, có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền của dân tộc- món ăn tinh thần không thể thiếu được của người Việt.

2.Thân bài:

- Đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc

- Phân loại các loài hoa: đào bích , đào phai, đào bạch…

- Đặc điểm của hoa:

+ loài cây thân gỗ.
+ Nở vào mùa xuân.
+ Các loại hoa đào:

Đào bích: Có hoa màu đỏ thẫm. Màu đỏ tượng trưng cho may mắn.

Đào phai: Có màu hồng nhạt, sai quả, sai hoa, thường được trồng để lấy quả. Màu sắc trang nhã, kín đáo.

Đào bạch: ít hoa, có màu trắng và tương đối khó trồng.

- Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.

- Tình cảm gắn bó với hoa đào…

3.Kết bài:

- Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.

- Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.
 
Top Bottom