Đề 10 Đề Văn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Phú Thọ năm 2018-2019

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".​
a, Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b, Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.
c, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.
Câu 2: (2 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có những tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu trình bày suy nghĩ của em về tác hại của mạng xã hội Facebook.
Câu 3: (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân. Qua đó, em rút ra bài học gì để phát huy lòng yêu nước trong thời đại ngày nay?
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Đáp án
Câu 1:
a) Văn bản Quê hương, tác giả Tế Hanh.
b) Trường từ vựng liên quan chài lưới: Thuyền, mái chèo, buồm.
c) Biện pháp so sánh:
- "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
- Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Tác dụng:
- Giúp câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Giúp cho sự vật, hiện tượng có nên có hồn, truyền cảm mạnh mẽ:
+ Con thuyền được so sánh "hăng như con tuấn mã" là một so sánh độc đáo. Con thuyền có như một chú ngựa đẹp đẽ, sức lực phi thường, vương mình trên biển cả mênh mông.
+ Cánh buồm vốn giản dị, mộc mạc đã trở nên lớn lao, vĩ đại. Đó là biểu tượng tinh thần, linh hồn của làng quê. Cùng với hình ảnh nhân hóa “rướn” không chỉ cho thấy sức mạnh con thuyền căng mình lao về phía trước mà còn là niềm tin, khát vọng vào một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 2
Nêu vấn đề: Lợi ích quan trọng nhất đối với MXH này là giúp mọi người kết nối với nhau nhưng dường như qua đó nó lại thể hiện nhiều tác hại không nhỏ đối với giới trẻ.
- Những tác hại đối với giới trẻ:
+ Bỏ bê học hành => Kết quả học tập sút kém.
+ Tốn kém thời gian dành cho người thân mà còn ít hơn khi khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè "ảo" hơn những gì trước mắt.
+ Sử dụng Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
+ Sử dụng Facebook cả ngày khiến cho chúng ta lười biếng, không chịu vận động chính vì vậy nên dùng FB có thể gây béo phì, nguy cơ cao bị đau dạ dày, mất ngủ, lo âu, trầm cảm.
- Nêu một số dẫn chứng từ báo, bạn bè của bạn.
- Bài học nhận thức và hành động đối với bản thân em.
Câu 3:
I) Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Văn bản “Làng” được sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
II) Thân bài:
*Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình.
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”
+ Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lãng: “Hà, nắng gớm, về nào…rồi cúi mặt mà đi.”
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+ Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
*Luận điểm 2: tình yêu nước:
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
* Liên hệ tình yêu nước trong hiện đại:
- Ngày nay, lòng yêu nước đã có thêm những nội dung phong phú hơn khi đất nước đang hội nhập toàn diện với thế giới. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tiến công vào mặt trận kinh tế, làm giàu cho đất nước được xem như nhiệm vụ then chốt của thanh niên.
- Chúng ta yêu nước là khi góp phần xây dựng quyền lực mềm của văn hóa Việt nam để đất nước ngày một trở nên hấp dẫn, thu hút bạn bè quốc tế.
III) Kết bài:
- Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
- Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom