Văn 12 Đề văn nghị luận xã hộị:bài làm văn số 2 vấn đề tre em lang thang vơ nhỡ đc nhân nuôi

T

thienduongtuyetroi

Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện
 
M

manh_tung

co'a giup e lam` paj` viet so 2 zoi!!!!!!!:(

Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, tổ chức thu nhận trẻ e cơi nhỡlang thang kiếm sống trong các thành phố,thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh tốt đẹp.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
 
T

thanmattroi95

Cuộc sống thường nhật ồn ã là thế, vội vã là thế, và, mỗi người trong chúng ta đều có thể dễ dàng để vụt qua một ngày trong quỹ thời gian của mình một cách lãng phí chỉ để ngủ, mua sắm hay lang thang “internet”.. và đấy có chăng cũng chỉ là một ngày của những con người nhàn rỗi, giàu có. Thế nhưng một ngày của những con người nhàn rỗi, giàu có ấy là cả một chặng đường mưu sinh đầy khó khăn, gian khổ của những người lao động nghèo khó, những đứa trẻ “đường phố”- trẻ em lang thang, cơ nhỡ- để kiếm kế sinh nhai.

Đấy chính là thực trạng của cuộc sống hiện tại, trên đất nước ta, trong các thành phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh trẻ em đang lao động, mưu sinh dưới nhiều hình thức, với nhiều lứa tuổi( khoảng từ 9, 10 đến 16, 17 tuổi), cái tuổi mà đáng lẽ các em phải chăm sóc, bảo vệ, vui chơi, học hành. Vậy mà hằng ngày các em lại phải lặn lỗi với chồng báo, sấp vé số, khay bánh, hay bưng bê rửa chén bát trong các quán ăn. Một bộ phận khác lại tụ tập thành lập băng nhóm trộm cắp. Các em- những trẻ em lang thang, cơ nhỡ- những trang giấy trắng tinh khôi rất dễ dàng bị “nhuốm màu cuộc sống”, dễ bị tiêm nhiễm, bị sa vào các tệ nạn xã hội, một khi các em trở thành đối tượng của các thể lực xấu. Và mĩ quan đô thị cũng sẽ bị các em làm mất dần khi vì mưu sinh mà các em cứ bám lấy khách du lịch nước ngoài để mong kiếm “chút đỉnh”.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.
thấy hay thì thanks nhé:D
 
L

lethibichthuan92

Cuộc sống ngày nay với lo loan tất bật cho công việc,cho gia đình và cho bản thân mình, nhưng chúng ta vẫn dễ dàng nhìn thấy những tấm lòng nhân ái bao la tình người.
Một em bé lang thang với xấp vé số, một cậu nhóc bụi đời đánh giày ngoài hè phố, một đám nhỏ mồ côi cha mẹ... liệu ngày mai của chúng sẽ ra sao? Cứ mãi lang thang ,cứ mãi mang cái tên là "bụi đời"," phố chợ"? Chúng luôn ao ước, hoài bão cho riêng mình. Ước mơ được đến trường như bao đám bạn cùng trang lứa, được gọi mẹ, gọi ba, được nâng niu trong vòng tay trìu mến của mẹ...
Bỗng một ngày... những ông bụt, bà tiên xuất hiện, mang cho chúng một điều ước thần kì. Cô bé bán vé số, cậu nhóc đánh giày... đã được khoác lên mình màu áo trắng tinh khôi, đã được thoát ra khỏi cái nghèo nàn của cuộc sống.
Và giờ đây mai sau và mãi mãi, sẽ có thật nhiều và thật nhiều những tấm lòng nhân ái, những bà tiên ông bụt đời thường sẽ xoa dịu lên những vết thương ấy, mở ra một tương lai thật tươi sáng , lan toả một niềm yêu thương dành cho các em!!!
TB: Cảm xúc!
 
M

meocon2x

Bạn có thể dựa vào những ý kiến sau đây để xây dựng dàn ý:
:hong trào quỹ vì người nghèo ư?đó là nơi mà những tấm lòng chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng tôi hiểu là tại sao mỗi khi các ban ngành kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người dân, và con số đóng góp là không nhỏ, nhưng sao vẫn còn người nghèo, còn những số phận hẩm hiu, còn những con người vẫn sống trong những ngôi nhà, mà ta có thể gọi là ổ chuột.Vậy không biết bao nhiêu phần trăm trong số tiền ủng hộ của người dâ, của các tổ chức đến được với tay người dân.Quỹ vì người nghèo chưa thực sự phát huy được vai trò của nó.
Bạn cũng có thể nêu ra những tập thể cá nhân xuất sắc trong hoạt đọng quỹ vì người nghèo, mình đã lấy dẫn chứng ở bài viết này lấy những ý chính vế những cá nhân và tập thể hoạt đông tích cực bạn tham khảo nhé:
[] Việt Nam nằm ở Đông Nam châu Á, giữa đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, nơi giao lưu của nhiều nền văn minh thế giới, gần kề một số nước lớn, Việt Nam lại ở vùng nhiệt đới gió mùa. Do điều kiện địa lý và xã hội, trải qua hơn 4000 năm lịch sử, Việt Nam luôn phải trải qua nhiều xung đột và đối phó với nhiều trận thiên tai ác liệt.
Để tồn tại và phát triển, nhân dân Việt Nam đã từng bước rèn luyện cho mình một bản lĩnh bền bỉ, kiên cường vượt qua gian nan, thử thách và lối sống cộng đồng, nhân ái, thương yêu đùm bọc nhau. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích biểu thị truyền thống quý báu này như: “Thương người như thể thương thân”, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, hay “Lá lành đùm lá rách”, v.v… Tinh thần tình nguyện dường như được thường trực, ủ kín trong mỗi con người Việt Nam. Điều này được biểu hiện rõ trong sự sẵn sàng giúp đỡ người khác mỗi khi họ gặp khó khăn của người Việt Nam.
Nếu hiểu tình nguyện là những suy nghĩ, những việc làm quên mình vì người khác, mà cao hơn cả là vì cộng đồng, vì dân tộc thì ở Việt Nam từ thuở bình minh của đất nước đã có những con người, những nhóm người hoạt động tình nguyện.
Nếu xét tình nguyện là một phong trào tương đối rộng lớn, có ý thức, có tổ chức mang lại hiệu quả rõ ràng, có tác động đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của cả cộng đồng thì phong trào tình nguyện chỉ mới hình thành từ sau Cách mạng Tháng Tám, phát triển mạnh mẽ qua hai cuộc kháng chiến gian khổ và mở ra một diện mạo mới sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (4/1975), đặc biệt từ khi Việt Nam tiến hành chính sách “Đổi mới”, mở rộng giao lưu quốc tế.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, một phong trào mang tính tình nguyện toàn dân đã xuất hiện, phong trào “Chống giặc đói, chống giặc *** và chống giặc ngoại xâm”. Hầu hết các gia đình Việt Nam lúc đó đều có “hũ gạo tiết kiệm”, mỗi bữa ăn bớt một nắm gạo trong khẩu phần ít ỏi của mình để cứu giúp những người bị đói. Làng xóm nào cũng mở lớp bình dân học vụ. Ai biết chữ đều có thể trở thành giáo viên. Già trẻ gái trai đều đi học. Chỉ qua mấy tháng, hàng triệu người đã thoát nạn mù chữ. Các “Tuần lễ Vàng” đã rầm rộ diễn ra ở nhiều nơi. Hưởng ứng phong trào, có gia đình tư sản ở Hà Nội đã hiến 2000 lạng vàng vào quỹ “Kháng chiến kiến quốc”.
Bên cạnh các hoạt động tình nguyện mang tính truyền thống như trên, trong hai cuộc kháng chiến đã xuất hiện một số hình thức tổ chức tình nguyện mới. Năm 1950 đội thanh niên xung phong đầu tiên gồm 215 người được thành lập tại Chiến khu Việt Bắc. Đây là tổ chức những người tình nguyện trẻ tuổi, thoát ly gia đình, sinh hoạt tập trung và chủ yếu phục vụ chiến đấu. Tới cuối năm 1954 thanh niên xung phong đã có tới hàng ngàn đội viên và tới 4/1975 đã có đến hàng vạn thanh niên tham gia. Chỉ riêng trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong năm năm cuối của cuộc chiến đã có tới 150.000 thanh niên xung phong tham gia công tác. Hiện nay hàng ngày thanh niên, bao gồm cả con cháu những thanh niên xung phong năm xưa, lại tiếp tục tình nguyện lao động không kể ngày đêm để biến con đường mòn nhỏ hẹp thành tuyến đường Bắc Nam hiện đại.
Từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất năm 1975, đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện chính sách mở cửa, phong trào tình nguyện đã phát triển sâu rộng cả về nội dung và hình thức đa dạng. Kết quả là phong trào ngày càng thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Nội dung phong trào được mở rộng ra mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội và hướng trọng tâm vào những nhiệm vụ cấp bách, nóng bỏng như: rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, xây dựng các vùng kinh tế mới, trồng rừng bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế văn hóa vùng sâu, vùng xa, xóa nạn mù chữ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em mồ côi.
Ở khu phố 4 phường 17 quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội và chính quyền phường đã có sáng kiến vận động một hay hai hộ khá giúp đỡ một hộ nghèo. Trong năm năm các hộ khá đã cho các hộ nghèo vay hàng trăm triệu đồng không lấy lãi. Có hộ khá còn dành cả nhà mình cho các hộ nghèo mở cơ sở kinh doanh, sản xuất. Nhờ vậy tất cả các hộ nghèo của khu phố đều trở nên khá giả.
[
 
Last edited by a moderator:
M

meocon2x

Thanh niên vẫn là lực lượng tích cực trong phong trào tình nguyện. Có rất nhiều điển hình tình nguyện trong phong trào này. Làng “Thanh niên Kiên Chính” là một ví dụ. Kiên Chính là vùng công giáo toàn tòng thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đoàn thanh niên ở đây đã lựa chọn những tình nguyện viên thanh niên làm kinh tế giỏi cho dự tập huấn kiến thức về quản lý và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt hải sản rồi đưa về vận động thanh niên và gia đình làm theo. Sau hai năm xây dựng, “Làng Thanh niên Kiên Chính” đã thành lập được đội tàu đánh bắt cá xa bờ, xây dựng được hai khu vực nuôi tôm đã cho thu hoạch và bắt đầu có lãi.
Phong trào tình nguyện giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong những năm qua cũng phát triển khá sâu rộng. Ở tất cả 64 tỉnh, thành đều có cơ sở nuôi dạy, cứu giúp trẻ em gặp khó khăn. Chỉ riêng ở Hà Nội, đến cuối năm 2000 đã có 5.547 tình nguyện viên là công chức, doanh nghiệp, người tu hành, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ, sinh viên tham gia lĩnh vực này. Cùng năm đã có gần 35.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ. Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu như sư cụ Đàm Bình chùa Xã Đàn trong nhiều năm qua đã quyên góp hàng trăm triệu đồng thường xuyên đỡ đầu 30 trẻ em, trợ cấp cho trường Câm điếc Xã Đàn. Ông Vũ Tiến ở phố Trần Quốc Toản đã lập ra “Cơ sở Xa Mẹ” tập hợp hàng trăm trẻ em lang thang, hướng dẫn cho các em cách bán báo, lo nơi ăn chốn ở và dạy nghề cho các em. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 35 trung tâm giáo dục thường xuyên, 47 “lớp học linh hoạt”, 50 “lớp học tình thương” do đội ngũ giáo viên tình nguyện phụ trách thu hút gần 1000 trẻ lang thang, khuyết tật theo học. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chị Huỳnh Tiểu Hương có quãng đời niên thiếu cơ cực đã phấn đấu trở thành một doanh nghiệp giỏi, từ nhiều năm nay với tất cả tình thương yêu đã không tiếc công sức và hàng tỉ đồng để chăm sóc, cưu mang các em nhỏ thiệt thòi, cơ nhỡ. Hàng trăm trẻ em bụi đời không nơi nương tựa nhờ sự cưu mang của chị đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định và có người nay đang học đại học.

] Một nét mạnh của phong trào tình nguyện ở Việt Nam từ 1990 trở lại đây là ngày càng có sự tham gia tích cực và có hiệu quả hơn của cộng đồng các tổ chức tình nguyện quốc tế. Bên cạnh các hoạt động từ thiện nhân đạo, các tổ chức này còn tham gia tích cực vào công tác phát triển cộng đồng, nâng cao năng lực và xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư có khó khăn.
Từ đầu năm 1990, Chương trình Người tình nguyện Liên Hợp Quốc (UNV) đã mở văn phòng tại Việt Nam. Số người tình nguyện của UNV hiện nay đã tăng gấp ba so với thời kỳ đầu. Số tình nguyện viên trong nước cũng tăng lên khá nhiều, chiếm 50% tổng số người tình nguyện của chương trình. Các tình nguyện viên UNV hoạt động trên nhiều lĩnh vực và không quản ngại vất vả đến những vùng sâu, vùng xa, chia sẻ khó khăn với đồng bào địa phương, và cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.
Nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đã cử hàng trăm người tình nguyện có năng lực và nhiệt tình tới làm việc tại Việt Nam. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản đã xây dựng Chương trình tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản (JOCV) tại Việt Nam từ năm 1994. Cho đến nay tình nguyện viên hải ngoại Nhật Bản đã tham gia có hiệu quả hàng chục dự án phát triển kinh tế xã hội. Hàng trăm tình nguyện viên của các tổ chức phi chính phủ và của nhà nước Úc, Canada, Hàn Quốc, Anh, v.v… đã và đang sát cánh cùng người tình nguyện Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, dạy ngoại ngữ, chuyển giao kiến thức mới về quản lý, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Hàng trăm lượt thầy thuốc các nước Mỹ, Pháp, Úc, Ca-na-đa đã tình nguyện đến Việt Nam hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm ghép thận, thay van tim, vá môi và các kỹ thuật khác mang lại cuộc sống và nụ cười cho hàng ngàn bệnh nhân, chủ yếu là trẻ nhỏ.
Hoạt động của các tổ chức tình nguyện quốc tế ở Việt Nam không chỉ mang lại các kết quả tích cực từ các chương trình phát triển cụ thể mà các tình nguyện viên đã tham gia thực hiện. Sâu xa hơn (và quan trọng hơn), nó đã góp phần tạo ra và nâng cao nhận thức về vấn đề tình nguyện cho một số đông người Việt Nam, trong đó có cả một số nhà lãnh đạo và quản lý. Với truyền thống đoàn kết và nhân ái, tất cả nhân dân Việt Nam đều hiểu sâu sắc rằng, để vươn lên từ một xuất phát điểm thấp, mỗi người cần phải nỗ lực hết sức để phát huy nội lực bằng cách tình nguyện giúp đỡ những người khó khăn và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và đất nước.
Năm quốc tế những người tình nguyện IYV 2001 của Liên Hợp Quốc được Chính phủ và nhân dân Việt Nam nồng nhiệt đón nhận với tình cảm sâu sắc và thể hiện bằng những việc làm thiết thực. Ban chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm IYV 2001 đã được thành lập ngày 7-3-2001. Ban chỉ đạo đã có chương trình hoạt động cụ thể tập trung vào công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục nhận thức về người tình nguyện và các hoạt động tình nguyện như tổ chức cuộc thi viết về người tình nguyện, xuất bản sách báo, phim ảnh về người tình nguyện, tổ chức các hội nghị tổng kết về “Đóng góp của người tình nguyện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” ở bốn thành phố lớn, v.v… Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức “Chiến dịch mùa hè thanh niên sinh viên tình nguyện 2001” cũng thành lập một ban chỉ đạo chiến dịch hoạt động thường xuyên mang lại thắng lợi to lớn cho cả chiến dịch. Cũng chính Đoàn Thanh niên đã có kế hoạch vận động 500 thày thuốc trẻ và 500 sinh viên các trường sư phạm tình nguyện lên công tác dài hạn tại các vùng cao, vùng sâu và vùng xa của đất nước, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở các vùng có khó khăn.
Tuy còn một số mặt yếu. Có lúc có nơi còn nặng về hình thức, các hoạt động thiếu sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo nhất quán, chưa coi trọng huấn luyện kỹ năng, nhưng phong trào tình nguyện ở Việt Nam nhìn chung đã có những tiến bộ đáng kể. Các mặt yếu đang dần được chỉ ra và từng bước khắc phục. Với IYV tạo đà vươn tới, với sự quan tâm của Chính phủ đối với các hoạt động tình nguyện và sự hưởng ứng rộng rãi của các tổ chức xã hội Việt Nam, sự tham gia tích cực và chia sẻ hiểu biết của cộng đồng tình nguyện quốc tế, phong trào tình nguyện của Việt Nam sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn.
[Chúc bạn thành công!
 
Top Bottom