Văn đề văn nghị luận tp văn học 12 và gợi ý làm bài

lamlinh8a3@gmail.com

Học sinh
Thành viên
7 Tháng bảy 2015
66
72
46
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề số 1:
Suy nghĩ của anh/chị về nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý:

Tìm hiểu đề

(?) Nội dung vấn đề cần nghị luận:

Nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện.

(?) Kiểu bài và thao tác lập luận:

- Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi (về khía cạnh trong tác phẩm).

- Thao tác lập luận chính: Phân tích; Thao tác lập luận hỗ trợ: Giải thích, chứng minh, bình luận.

(?) Phạm vi tư liệu và dẫn chứng:

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Lập dàn ý

a. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu luận đề: Nét đặc sắc trong cách xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa.

b. Thân bài:

- Giới thiệu tình huống truyện.

- Nét đặc sắc trong tình huống truyện (khía cạnh nghịch lí, khía cạnh nhận thức).

- Bàn luận chung về vấn đề nghị luận.

c. Kết bài

- Đánh giá chung về tình huống truyện.

- Khẳng định ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện.

Dàn ý chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, là người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau năm 1975.

- Giới thiệu về luận đề: Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo xoay quanh chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng, qua đó thể hiện cách nhìn sâu sắc của tác giả về cuộc sống và sự băn khoăn về thân phận con người.

b. Thân bài:

- Giới thiệu tình huống truyện: Đó là tình huống nhận thức trước một hiện tượng đầy nghịch lí của cuộc sống. Nghệ sĩ Phùng đến vùng biển miền Trung chụp ảnh làm lịch và tiếp cận được cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm hết sức thơ mộng. Ngay sau đó, tại bãi biển, anh chứng kiến nghịch cảnh của cuộc sống - đó là cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài sống trên chính chiếc thuyền kia.

- Khía cạnh nghịch lí của tình huống:

+ Cảnh thiên nhiên toàn bích nhưng cảnh đời thì đen tối; người có thiện chí giúp đỡ nạn nhân lại bị nạn nhân từ chối quyết liệt...

+ Người vợ tốt lại bị chồng ngược đãi; vợ bị bạo hành nhưng vẫn cam chịu, quyết không bỏ chồng, lại còn bênh vực kẻ vũ phu đó; người chồng vẫn gắn bó nhưng vẫn cứ hành hạ vợ; con đánh bố...

- Khía cạnh nhận thức của tình huống: Thể hiện qua những phát hiện về đời sống của hai nhân vật Phùng và Đẩu.

+ Nhận thức về nghệ thuật và cuộc sống của người nghệ sĩ (qua nhân vật Phùng):

+) Cái đẹp ngoại cảnh có khi che khuất cái xấu của đời sống (ban đầu Phùng ngây ngất trước cái đẹp bề ngoài của hình ảnh con thuyền, về sau anh nhận ra vẻ đẹp ngoại cảnh đó đã che lấp cuộc sống nhức nhối bên trong con thuyền).

+) Cái xấu cũng có thể làm cái đẹp bị khuất lấp (tìm hiểu sâu gia đình hàng chài, Phùng lại thấy cuộc sống nhức nhối ấy làm khuất lấp nhiều nét đẹp của không ít thành viên trong gia đình).

+) Từ sự phức tạp ấy, Phùng nhận ra rằng để hiểu được sự thật đời sống không thể nhìn đơn giản, người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn.

+ Nhận thức về con người và xã hội của người cán bộ (qua nhân vật Đẩu):

+) Đằng sau cái vô lí là cái có lí (việc người đàn bà bị hành hạ là vô lí, nhưng người đàn bà ấy không muốn rời bỏ chồng lại có lí riêng); đằng sau cái tưởng chừng đơn giản lại chứa chất nhiều phức tạp (ban đầu, Đẩu tưởng li hôn là cách giải quyết dứt điểm được sự việc, sau anh nhận ra quan hệ của họ có nhiều ràng buộc phức tạp hơn nhiều).

+) Muốn giải quyết những vấn đề của cuộc sống, không chỉ dựa vào thiện chí, pháp luật hoặc lí thuyết sách vở mà phải thấu hiểu cuộc sống và cần có giải pháp thiết thực.

- Bàn luận chung: Việc xây dựng tình huongs truyện độc đáo có ý nghĩa trong việc góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.

c. Kết bài:

- Đánh giá chung: Tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống và bộc lộ được cái nhìn nhân đạo của tác giả (mâu thuẫn giữa nghệ thuật giản đơn và cuộc đời phức tạp, mâu thuẫn nằm ngay trong đời sống, thân phận và bản chất con người...).

- Khẳng định: Nhờ tình huống truyện độc đáo, tác phẩm có sức hấp dẫn (kịch tính trong hành động và diễn biến mạch truyện, chiều sâu tâm lí...).
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Góp ý phần tình huống mở ra lối ngoặt nhận thức về nghệ thuật:
+ Sự phát hiện của Phùng cho thấy cái đẹp không tự nhiên mà có mà nó là sản phẩm của cuộc hành trình đi tìm kiếm cái đẹp,là sự lao động nghệ thuật miệt mài của người nghệ sĩ đồng thời qua tình huống ta nhận ra phẩm chất của người nghệ sĩ ( không phải ai cũng có) phải biết tìm kiếm,chắt lọc và không dễ hài lòng trước cuộc đời
+ Sự nhận định " bản thân cái đẹp là đạo đức" trong tình huống cho thấy cái đạo có khả năng nhân đạo hóa con người, cái đẹp của nghệ thuật chân chính giúp con người thanh lọc gọt rũa tâm hồn
+ Con người không được nhầm lẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất bên trong và hiện tượng bên ngoài ~> Với người nghệ sĩ,đó là vấn đề về "đôi mắt"
+ Muốn phản ánh chân thực sự vật,hiện tượng người nghệ sĩ phải đứng gần ở bên cuộc sống ,nếu người nghệ sĩ không thực sự lăn lộn trải nghiệm,không mở hồn đón lấy những vang vọng của cuộc đời thì nghệ thuật mãi chỉ là tấm màn sương mờ ảo che khuất đi hiện tượng
 
Top Bottom