Phép đối ở 2 câu sau: phép đối trong mỗi câu và phép đăng đối ở 2 câu này đã vẽ lên 2 nét cảnh cân đối là người vs trăng. Người đang hướng mình về phía ánh trăng đêm, trăng cũng như người bạn tri kỉ ngó mình theo vào vs người như trò chuyện.
Phép nghệ thuật nhân hóa trăng ở câu cuối như thổi hồn vào vầng trăng vốn vô tri nay trở nên có hồn: có buồn, có vui, có bạn tri âm là người.
Từ đó, hồn người như hòa vào hồn trăng, hai tâm hồn giao hòa, giao cảm một cách kì diệu. bỗng chốc, song sắt nhà tù như nhòa đi rồi mất hẳn, chỉ còn lại một cuộc thưởng trăng dường như viên mãn của người tù lạc quan cách mạng. có thể nói rằng thân xác người tù có thể ở đây nhưng tâm hồn bác đang đi theo tiếng gọi của bầu trời tự do. Song sắt nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác của người chứ không gâm cầm được hồn người, hay nói một cách khác nếu thân xác Bác phải thuộc về nơi bóng tối của phòng giam chật hẹp thì tâm hồn không chụi để cho bóng tối kìm kẹp cuộc hành trình đến vs tự do. Từ đó cho ta thấy được một tinh thần lạc quan cách mạng của người tù khổ sai như một cuộc vượt ngục tinh thần của bác...
hocban.com