đề văn :hành trang cần thiết nhất của 1 con người trong cuộc đời

T

taysobavuong_leviathan

tra loi

MỘT CHÚT TRONG CUỘC ĐỜI
Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn. Một chút những bước chân có thểđạt đến ngàn dặm. Một chút hành động của tình yêu thương và lòngkhoan dung cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất. Một chút lờian ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát. Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt. Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa. Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu íchcho nhiều nǎm sau. Một chút những giấc mơ có thể dẫn đườngcho những công việc vĩ đại.
Một chút trong cuộc đời
Một chút những viên đá nhỏ có thể tạo thành một ngọn núi lớn.
Một chút những bước chân có thểđạt đến ngàn dặm.
Một chút hành động của tình yêu thương và lòng khoan dung cho thế giới những nụ cười tươi tắn nhất.
Một chút lời an ủi có thể làm dịu bớt những đau đớn to tát.
Một chút ôm siết ân cần có thể làm khô đi những giọt nước mắt.
Một chút ánh sáng từ những ngọn nến có thể làm cho đêm không còn tối nữa.
Một chút ký ức, kỷ niệm có thể hữu ích cho nhiều nǎm sau.
Một chút những giấc mơ có thể dẫn đường cho những công việc vĩ đại.
Một chút khát vọng chiến thắng có thể mang đến thành công.
Đó là những cái "một chút" nhỏ bé có thể mang đến niềm vui hạnh phúc lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta.
Và bây giờ chúng mình sẽ cùng gặp những ai đã trao tặng cho chúng mình những cái một chút trong cuộc đời để nói với họ rằng: "Cảm ơn bạn vì tất cả nhữngmột chút mà bạn đã giúp đỡ cho tôi".
3 điều giá trị
* Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
* Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
* Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
* Ba thứ trong đời không bao giờbền vững được:
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
* Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
* Ba điều trong đời làm hỏng mộtcon người:
- Rượu
- Lòng tự cao.
- Sự giận dữ.
Dễ và Khó
Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khólà khi bạn tìm được một chỗ trongtrái tim của người đó.
Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình.
Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưngkhó là khi hàn gắn vết thương đó.
Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình.
Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc, nhưng khó là khi làm theo chúng.
Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì mộtước mơ.
Dễ là khi thể hiện chiến thắng, nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại.
Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã, nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp.
Dễ là khi hứa một điều với ai đó, nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó.
Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy nhưthế hàng ngày.
Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình.
Dễ là khi để xảy ra sai lầm, nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó.
Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất.
Dễ là khi nghĩ về một việc, nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động.
Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.
Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.
Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó.
Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã. ....
Bài ngữ pháp cho bạn trẻ
Hãy sống ở thể chủ động, tránh xa thể thụ động. Nghĩ nhiều đến những gì mà bạn có khả năng làmđược hơn là những gì có thể xảy đến cho bạn.
Hãy sống ở cách khách quan. Hãy quan tâm đến thực tế cuộc sống đúng với những gì đang thật sự diễn ra, hơn là mong muốn chuyện đời sẽ xảy ra như bạn mơ ước.
Hãy sống ở thì hiện tại, can đảm trực diện đối đầu với công việc ngày hôm nay. Không luyến tiếc quá khứ, cũng đừng lo lắng vớ vẩn đến tương lai.
Hãy sống ở ngôi thứ nhất, nghiêmkhắc tự kiểm điểm mình hơn là đi bới móc những sai sót, lỗi lầm củathiên hạ.
Hãy sống ở số ít, lắng nghe lời phê bình xuất phát từ lương tâm mình hơn là thích thú với những lời tán thưởng của đám đông.
Và nếu như phải chọn một động từ thì hãy chọn lấy động từ yêu thương.
Yesterday is History, Tomorrow is Mystery, Today is a gift, That's whyit's called Present.
Cầu mong
- Cầu mong bạn sẽ tìm được sự thanh thản và yên bình trong một thế giới có nhiều điều mà bạn không thể hiểu được.
- Cầu mong nỗi đau mà bạn chịu đựng cũng như những xung đột mà bạn từng trải qua sẽ trao cho bạn sức mạnh để bạn vươn lên, đối diện những thử thách với lòng dũng cảm và sự lạc quan. Bạn hãy luôn biết rằng có một người nào đó hiểu và yêu bạn, người đó luôn ở cạnh bạn ngay cả khi bạn cảm thấy cô độc nhất.
- Cầu mong bạn sẽ khám phá sâu sắc lòng tốt của người khác để tintưởng vào một thế giới yên bình.
 
T

taysobavuong_leviathan

bo sung

Cầu mong bạn sẽ khám phá sâu sắc lòng tốt của người khác để tintưởng vào một thế giới yên bình.
- Cầu mong một lời tử tế, một cử chỉ làm yên lòng, một nụ cười nồng ấm sẽ được tặng cho bạn hằng ngày.
Và, cầu mong, bạn hãy trao tặng những món quà như vậy cho người khác ngay khi bạn nhận được chúng. Hãy nhớ, mặt trời vẫn chiếu sáng khi cơn bão có vẻ như kéo dài vô tận. Bạn hãy hiểu rằng một người yêu thương bạn thật sự là khi họ không ở bên cạnh nhưng bạn vẫn cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm củangười ấy.
Hãy nhớ rằng trong cuộc sống những va chạm và đau khổ mà bạn gặp phải sẽ ít hơn nhiều so với những ước mơ và hạnh phúc mà bạn sẽ có.
- Cầu mong những điều mà bạn cảm thấy là khiếm khuyết trong hiện tại sẽ trở thành thế mạnh của bạn trong tương lai.Cầu mongbạn nhìn thấy tương lai của bạn như là một người đầy đủ sự hứa hẹn và những khả năng.
- Cầu mong bạn tìm thấy đầy đủ sức mạnh tinh thần để tự quyết định trong những tình huống tệ hại mà không bị bất cứ một người nào phán xử vì kết quả đó.
- Cầu mong bạn luôn luôn cảm thấy được yêu thương
Đừng
* Ðừng nên thờ ơ với những gì đã quá quen thuộc với bạn. Hãy giữ chắc lấy chúng như những gì quan trọng nhất, vì sẽ có lúc bạn cảm thấy tiếc nuối khi những điềuthân thuộc ấy mất đi.
* Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mìnhvới người khác. Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.
* Ðừng mãi mê theo đuổi những mục tiêu mà người khác cho là quan trọng, vì chỉ có bạn mới hiểurõ những mục tiêu nào là tốt cho mình.
* Ðừng ngại học hỏi. Kiến thức là một tài sản vô hình và sẽ là hành trang vô giá theo bạn suốt cuộc đời.
* Ðừng ngại mạo hiểm để làm những điều tốt. Ít nhất bạn cũng học được cách sống dũng cảm với những lần mạo hiểm.
* Ðừng nên phí phạm thời gian hoặc những lời nói thiếu suy nghĩ.Cả hai thứ ấy một khi đã qua đi hay thốt ra thì không thể nào bắt lại được.
* Đừng để cuộc sống đi qua mắt bạn chỉ vì bạn đang sống trong quá khứ hay tương lai. bằng cách sống cuộc sống của mình ngày hôm nay, vào lúc này, bạn đang sống tất cả mọi ngày trong cuộc đời.
* Đừng quên hy vọng, sự hy vọng cho bạn sức mạnh để tồn tại ngaykhi bạn đang bị bỏ rơi.
* Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần tin là mìnhcó thể làm được và bạn lại có lý dođể cố gắng thực hiện điều đó.
* Đừng lấy của cải vật chất để đo lường thành công hay thất bại, chính tâm hồn của mỗi con ngườimới xác định được mức độ " giàu có" trong cuộc sống của mình.
* Đừng để những khó khăn đánh gục bạn, hãy kiên nhẫn rồi bạn sẽ vượt qua.
* Đừng do dự khi đón nhận sự giúp đỡ, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời.
* Đừng chạy trốn mà hãy tìm đến tình yêu, đó là niềm hạnh phúc nhất của bạn.
* Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
* Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.
* Đừng ngần ngại thừa nhận rằngbạn chưa hoàn hảo.
* Đừng e dè đối mặt thử thách. Chỉ khi thử sức mình, bạn mới họcđược can đảm.
* Đừng đóng cửa trái tim và ngăn cản tình yêu đến chỉ vì bạn nghĩ không thể nào tìm ra nó.
* Cách nhanh nhất để nhận tình yêu là cho, cách mau lẹ để mất tình yêu là giữ nó quá chặt, cách tốt nhất để giữ gìn tình yêu là chonó đôi cánh tự do.
* Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn quên mất mình đang ở đâu và thậm chí quên mình đang đi đâu.
* Đừng quên nhu cầu cảm xúc cao nhất của một người là cảm thấy được tôn trọng.
* Đừng ngại học hỏi. Kiến thức là vô bờ, là một kho báu mà ta luôn có thể mang theo dễ dàng.
* Đừng sử dụng thời gian hay ngôn từ bất cẩn. Cả hai thứ đó đều không thể lấy lại.
* Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một cuộc hành trình mà bạn có thể tận hưởng từng bước khám phá...
* Đừng bao giờ cho là bạn đã thấtbại khi những kế hoạch và giấc mơ của bạn đã sụp đổ, vì biết được thêm một điều mới mẻ thì đó là lúc bạn tiến bộ rồi.
* Đừng quên mỉm cười trong cuộc sống.
* Đừng quên tìm cho mình một người bạn thực sự, bởi bạn bè chính là điều cần thiết trong suốt cuộc đời.
* Và cuối cùng đừng quên ơn những người đã cho bạn cuộc sống hôm nay với tất cả những gì bạn cần. Bởi vì con cháu đời sau của bạn sẽ xem bạn như tấm gương của chúng.
Thành công và thất bại
- Người thành công biết chính xácnhững gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.
- Người thất bại không có mục đích cụ thể cho cuộc sống, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sựbắt tay vào việc khi có sự tác độngtừ bên ngoài.
- Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ trong thái độ thân thiện.
- Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.
- Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.
- Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.
- Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi í
 
M

minh_minh1996

Tục ngữ Việt Nam ta có câu: "Không thầy đố mày làm nên." Điều này cho ta thấy người hướng dẫn đóng một vai trò quan trọng và hầu như không thể thiếu được trong quá trình phát triển của đời sống con người. Khi mới chào đời ta có ba mẹ hướng dẫn, lớn lên đến trường học có thầy cô hướng dẫn, khi trưởng thành bước vào đời sống gia đình, tu trì hay nếp sống khác ta cũng có người cùng đồng hành và cùng hướng dẫn nhau. Khi chúng ta đi đến một nơi mới lạ, nếu có người chỉ đường cẩn thận ta sẽ bớt lúng túng, ngập ngừng, ta có thể tin tưởng và mạnh dạn đi tới nơi một cách an toàn và nhanh chóng.

Đời sống Kitô hữu cũng là một hành trình bước theo chân Chúa Kitô về Nhà Cha mà ta chưa bao giờ có kinh nghiệm ở đó, và là một hành trình thi hành thánh ý Chúa trong cuộc sống. Đây là một hành trình không phải dễ dàng thực hiện. Chính vì vậy mà đời sống tâm linh của chúng ta cũng cần thiết có một người hướng dẫn hay còn gọi là linh hướng để giúp cho hành trình theo Chúa của chúng ta nhẹ nhàng, vui tươi, phấn khởi, vững vàng và hăng say hơn. Linh hướng là một điều cần thiết cho đời sống tâm linh của một Kitô hữu. Nhưng để biết, hiểu, chọn và đến với linh hướng cách nào để nhận được ý Chúa quả là một vấn đề. Trong bài này, xin được trình bày sơ lược về nguồn gốc lịch sử, phương cách lựa chọn và lợi ích của sự linh hướng trong đời sống tâm linh.

Trước hết ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa và mục đích của linh hướng. Theo Shalem:
'Linh hướng là mối liên hệ giữa hai cá nhân với nhau, trong đó vị linh hướng la øngười hướng dẫn người kia xét lại cuộc sống của họ dưới ánh sáng ơn gọi của mình để họ trở nên người trung thành và vâng lời bằng tận đáy con tim của mình. Người linh hướng là một dụng cụ dùng để mở rộng khả năng nhận thức rõ ràng tiếng nói bên trong của Chúa Thánh Thần và phát triển lòng can đảm, đức tin, cùng sự tự nguyện vâng theo tiếng nói của Chúa một cách thật tự do.'1

Thiên Chúa đã dùng con người để thúc giục và hướng dẫn con người tìm ra đường lối của Chúa. Linh hướng đã có từ thời xa xưa trong Giáo Hội. Ta thấy Heli là một vị linh hướng cho Samuel nhận ra được tiếng Chúa muốn nói chuyện với Samuel (Is 3:1- 14) Đến thời Chúa Giêsu, ta thấy ngài cũng là một vị linh hướng thật tài giỏi cho riêng biệt từng người, điển hình như Nicôđêmô vào ban đêm (Jn 3: 1- 21), Nathanael (Jn 1: 47- 49), người thanh niên giầu có (Mt 19: 16- 22), người phụ nữ thành Samari (Jn 4:7- 30)2 Rải rác nhiều chỗ trong Tin Mừng, ta thấy Chúa Giêsu là linh hướng cho các môn đệ. Thời Giáo Hội tiên khởi ta cũng thấy các tông đồ là linh hướng, rồi đến thế kỷ thứ bốn có các thánh tu rừng, đến khoảng thế kỷ thứ sáu linh hướng được bành tướng thêm ở các đan viên.3

Thế kỷ 21 này linh hướng không chỉ đơn thuần hướng dẫn đời sống tâm linh cho những người sống cách biệt với xã hội, nhưng nối liền đời sống tâm linh với những thực tại của thế giới với trách nhiệm của một công dân như bình an, công bằng trong gia đình, và công sở. Vậy, linh hướng cần thiết cho mọi Kitô hữu chứ không chỉ dành riêng cho giới tu sĩ.

Thứ đến, chúng ta nên chọn một vị linh hướng như thế nào cho đúng với tinh thần của một Kitô hữu? Theo sự hướng dẫn của Cha Jordan Aumann,O.P trong sách Đời Sống Tâm Linh:

Một vi linh hướng cần có những phẩm tính chuyên môn. Thứ nhất, vị linh hướng là người có kiến thức: ngoài việc nắm vững kiến thức nền tảng về thần học tâm linh, cần thông thạo về tâm lý, cần hiểu biết ít nhất những nguyên tắc căn bản về tâm bệnh học. Thứ hai vị linh hướng phải là người khôn ngoan, gồm có ba yếu tố căn bản: khôn ngoan trong phán đoán, rõ ràng khi cho lời khuyên và kiên quyết trong việc đòi hỏi sự vâng phục. Thứ ba, vị linh hướng là người có kinh nghiệm. Đây là phẩm giá quí nhất của người linh hướng. Ngay cả khi vị linh hướng kém hoàn chỉnh về kiến thức và chậm chí chưa khôn ngoan đủ. Kinh nghiệm có thể bù đắp những thiếu xót này. Nhưng kinh nghiệm không cần thiết là của riêng ngài, nhưng ngài cũng có thể có kinh nghiệm nhờ việc quan sát và sự chỉ dẫn của người khác.

Vị linh hướng cũng cần có những phẩm tính luân lý như: lòng đạo đức, lòng nhiệt thành đối với việc thánh hóa các linh hồn, lòng khiêm tốn và lòng vô vị lợi.

Vị linh hướng không chỉ cần có những phẩm tính luân lý không. nhưng ngài cần phải có những bổn phận nữa: biết rõ linh hồn mình hướng dẫn, cho lời chỉ giáo, khuyến khích linh hồn, giám sát đời sống thiêng liêng của họ, sửa chữa lỗi lầm của họ, hướng dẫn theo các giai đoạn tiến triển và giữ bí mật.4

Chọn linh hướng là chọn một người đại diện Chúa để hướng dẫn mình trên hành trình về nước trời. Đây là một việc hết sức quan trọng. Do đó, ta không nên chọn linh hướng theo cảm hứng, sở thích hay một cách vội vã, thiếu thận trọng. Chọn linh hướng được coi như một trong những quyết định quan trọng của cuộc sống. Vậy, trước khi làm việc này chúng ta cần xin Chúa ban ân sủng và ơn khôn ngoan. "Xin Chúa hướng dẫn cho việc tìm kiếm này của con và xin Chúa mở mắt con, để con nhìn thấy những khả năng saün có Chúa dành cho con".5 Sau đó, chọn vị nào trong số những linh mục hay người nào mình biết có khả năng, khôn ngoan, và kinh nghiệm sống trong việc linh hướng tốt.6 Kinh Thánh cũng dậy chúng ta: biết người khôn ngoan con hãy tìm đến mà bàn hỏi (Cf. Hc 14b). Sau đây là một vài điểm cần chú ý khi chọn linh hướng:
1. Chọn linh hướng không phải là chọn cha mẹ tinh thần
2. Linh hướng cần thiết, nhưng không bắt buộc phải có. Vì thế, nếu một người khao khát sự thánh thiện cảm thấy cần một linh hướng, nhưng không tìm được, hay không có điều kiện, thì chính Chúa Thánh Thần sẽ là người lo liệu cho.
3. Tất cả các Cha và tu sĩ có thể là cố vấn (adviser). Nhưng không phải tất cả mọi ngưởi đều có thể làm linh hướng.
4. Vị cố vấn không phải là linh hướng, vì cố vấn thiếu sự hướng dẫn và khuyên bảo về luân lý và những giáo huấn của Giáo Hội. Nên cố vấn khó có thể giải quyết được những khúc mắc của tâm linh.
5. Có phải bên Mỹ này bày vẽ thêm chuyện linh hướng không? Thưa không, cuộc sống ở Mỹ quá tự do, xô bồ vật chất, quá đầy đủ tiện nghi, nền luân lý bế tắc. Nên ta khó mà phân biệt được đâu là tiếng của Thiên Chúa.

Linh hướng mang lại nhiều lợi ích cho đời sống tâm linh của mọi Kitô hữu. Nếu phải kể hết ra thì thật nhiều. Ở đây, xin được nêu lên ba điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, linh hướng giúp người thụ hướng nhận ra ơn gọi của mình và đáp trả qua đời sống gia đình, tu trì, độc thân v.v...). Giúp họ saün sàng nghe tiếng Chúa với thái độ như Môisen (Ex 3:4), Samuel (1Sm 3:10), Isaiah (Is 6:9), Đức Mẹ(Lk 1:38). "Lạy Chúa, con đây, con là tôi tớ đang lắng nghe tiếng Chúa."7 Linh hướng cũng giúp thụ hướng sống xứng đáng là con của Ngài (Eph 4:1).8 Linh hướng còn giúp thụ hướng tìm hiểu, lựa chọn. Linh hướng sẽ dậy bảo, cho ý kiến, bổ sung những gì thiếu xót và giúp vượt qua những khúc mắc9 ... trong bước đầu hầu giúp người thụ hướng sống sung mãn hơn với ơn gọi mà Chúa muốn họ sống.

Thứ hai, linh hướng giúp thụ hướng nhận ra chính con người thật của họ, nhận ra những giá trị trong đời sống, nhận ra sự thật và sống theo sự thật, nhận ra thần lành và thần dữ, biết sống hòa hợp giữa thân xác - lý trí và tinh thần - với Thiên Chúa và tha nhân, biết áp dụng những nguyên tắc tốt lành để thăng tiến tinh thần sống.10 Họ khám phá ra thế giới con người của chính mình, biết những chỗ yếu để làm cho nó mạnh hơn, 'biết dùng những quà tặng và tài năng Chúa ban để phục vụ tha nhân ,11 làm cho chúng được phát triển một cách sung mãn. Một người biết mình sẽ sống rất lạc quan yêu đời và hạnh phúc trong tất cả mọi việc họ làm và họ cũng là người luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người họ gặp gỡ. Linh hướng cũng giúp cho con người, tâm thần và đời sống thiêng liêng của ta được phát triển theo đúng môi trường. Chính vì vậy trong thời gian bị thay đổi văn hóa (cultural shift), đòi hỏi sự cần thiết của linh hướng.12

Thứ ba, linh hướng giúp người thụ hướng đi sâu vào đời sống cầu nguyện, nói cách khác là sống mật thiết với Thiên Chúa. Nếu là một Kitô hữu, hơn ai hết, chúng ta hiểu rằng cầu nguyện là hơi thở, là sức sống không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Có thể nói rằng linh hướng là một quá trình cầu nguyện. Vì trước khi đi linh hướng thì vị linh hướng đã phải cầu nguyện để người thụ hướng tìm ý Chúa trong cuộc gặp gỡ. Còn phần của người thụ hướng cũng phải cầu nguyện đắc lực hơn trước khi bước vào linh hướng, để có thể nhận ra được ý Chúa và can đảm thi hành. Buổi gặp gỡ linh hướng được diễn ra như một buổi cầu nguyện đàm đạo tay ba Chúa Thánh Thần, người linh hướng, và người thụ hướng. "Họ cùng nhau chăm chú tìm sự hướng dẫn của ChúaThánh Thần là người hướng dẫn chủ yếu."13 Người thụ hướng tiếp tục cầu nguyện và tìm ý Chúa sau lần bàn hỏi này. Khóa họp khoáng đại của bộ tu sĩ năm 1980 đã nâng cao tầm quan trọng và lợi ích của linh hướng trong cầu nguyện, "Linh hướng... khôi phục lại vai trò chân thực của tiến trình phát triển thiêng liêng và chiêm niệm nơi các tâm hồn."14

Chúng ta nên có một vị linh hướng, vì linh hướng đúng nghĩa sẽ mang lại lợi ích chứ không làm hại ta. Nếu ta không có được linh hướng thì ít nhất là cũng có được người cố vấn khôn ngoan (Advisor: không buộc phải nói mọi sự, chỉ nói những gì họ muốn bàn hỏi. Điều nghịch lý của linh hướng là: 'linh hướng để dẫn tới không còn linh hướng nữa. Người linh hướng phải nhỏ lại để Đức Kitô được lớn lên (Jn 3: 30).'15 Chúng ta không chỉ cần có linh hướng thôi, nhưng đời sống của của mọi Kitô hữu, sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi chúng ta còn được mời gọi sống làm chứng cho Chúa và dẫn dắt người khác đến với Chúa. Nên mỗi người chúng ta cần phải thao luyện cho mình có được những đức tính của người linh hướng. Đặc biệt là những người sống đời sống tu trì, chúng ta không những được mời gọi làm chứng nhân mà còn để dẫn dắt người khác đến với Chúa.
..........................................................................................
 
Top Bottom