đề văn 1 tiết

T

thannonggirl

Thuế máu:
Thuế máu được trích trong " bản án chế độ thực dân pháp"là 1 tác phẩm của nguyễn ái quốc, tố cáo những tội ác của thực dân pháp gây ra cho nhân dân việt nam.chúng áp đặt nhiều thứ thuế vô lí, bất công và tàn bạo.

Hoặc câu 1 có thể xem thêm ở đây:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=211941
hoặc ở đây:http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=213371

Khi con tu hú:
-Nhan đề chỉ là một cụm từ, tiếng tu hú là một tín hiệu, báo hiệu mùa hè đến.
- Khi con tu hú kêu báo hiệu mùa hè đến , người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng khao khát cuộc sống tự do cháy bỏng.
 
Last edited by a moderator:
T

thaonguyen25

1)''Thuế máu''-nhan đề được tác giả Nguyễn Ái Quốc đặt một cách tài tình.Đó là sự bóc lột xương máu ,mạng sống của bọn thực dân Pháp với người dân thuộc địa.''Thuế''- những gì bọn đô hộ cướp của chúng ta một cách ngang nhiên và dã man,mang đậm tính cầm thú.Người ta nói thuế thóc,thuế sợi,thuế thân,...nhưng ở đây là thuế máu.Thế nghĩa là thế nào?Nhân dân ta trong hoàn cảnh đo đã bị bóc lột đến cùng cực,thậm chí bị tước đi cả tính mạng quý giá của bản thân.Nhan đề chỉ đơn giản hai chữ''thuế máu''nhưng thấm đẫm nỗi xót xa,căm giận trước bè lũ thực dân Pháp.

2.Nhan đề'' khi con tu hú''không chỉ gợi thời gian mà còn gợi tâm trạng của tác giả:
-Khi con tu hú gọi bầy cũng là lúc lúa chiêm và trái cây đang chín,là lúc vườn xôn xao tiếng ve ngân trên từng cành lá,bắp vàng trên ruộng đồng,nắng nhảy nhót trên bầu trời đầy những cánh diều thả-mùa hè đã về và thôi thúc lòng người chiến sĩ.Hỡi ôi,mùa hề đã đến rất gần kề,thời gian trôi dần,trôi dần,vậy mà đang lúc sức trẻ hừng hực,tác giả buộc phải lãng phí chúng trong ngục tù!Nhũng cánh chim tuyệt vời ngoài kia,nhưng ánh nắng ngọt ngào ngoài kia,sao mà đối lập đến khủng khiếp với sự tù đầy,ngột ngạt của nhà tù ẩm mốc.Tất cả,tất cả cháy lên một khát khao cháy bỏng-khát khao tự do,khát khao cuộc sống.Vì nhưng lẽ trên,có thể nói rằng,''Khi con tu hú''là nhan đề mở ra nhiều điều:đó là cảnh vật lúc vào hè và trái tim rực cháy khát khao của người chiến sĩ.


Câu 3 thì bạn có thể tham khảo tại đây nhé!(Nguồn AZ24)
Điểm chung của ba tác phẩm này là lòng yêu nước, đây cũng là tư tưởng lớn trong văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV bạn ơi. Mình phân tích cho bạn 3 ý lớn trong lòng yêu nước được thể hiện trong 3 tác phẩm nhé.

Cả 3 tác phẩm này đều thể hiện tình yêu nước rất sâu đậm bạn nhé

* Đọc kỹ ba áng văn chương kiệt tác này, ta cảm nhận sâu sắc tấm lòng của những con người luôn suy nghĩ, lo lắng cho nước, cho dân.. Đối với họ, nỗi niềm dân nước là niềm trăn trở lớn nhất, luôn canh cánh khôn nguôi.

- Vừa mới được suy tôn lên ngôi hoàng đế, chưa kịp hưởng vinh hoa phú quý của một vị đế vương, Lí Thái Tổ (Lí Công Uẩn) đã nghĩ ngay đến việc dời đô. Đây không phải là việc làm tùy tienj, theo ý riêng của mình để thỏa mãn thói chơi ngông với đời, cũng không phải là lợi ích cá nhân, gia tộc. Đó là nghĩ cho nước, cho dân...

- Tình cảm này còn được bộc lộ sâu sắc ở vị danh tướng kiệt xuất của đời Trần: Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Là một bậc vương thân, lại là chủ soái thống lĩnh toàn quân, trước hiểm họa xâm lăng, vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn vô cùng lo lắng. Nỗi căm giận quân giặc, sự đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục, tàn phá vò xé trái tim ông, trào dâng sôi sục trong ông: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối...." Càng nghĩ việc quân việc nước, vị chủ tướng càng thấy lo lắng và đau lòng.

- Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi càng trở nên sâu đậm. Nó không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lẽ sống cúa ông, thành lý tưởng mà ông tôn thờ: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".

Những tấm lòng vì nước vi dân ấy khiến ta xiết bao cảm phục và xúc động.

* Tình cảm yêu nước không chỉ dừng lại ở việc lo nghĩ cho nước cho dân mà đã phát triể thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và hùng cường:

- Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường ở Lí Thái Tổ thể hiện ở việc quyết tâm dời đô, xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. (dẫn chứng)

- Ở Trần Hưng Đạo lại biểu hiện bằng ý chí quyết chiến, chiến thắng quân giặc, ở ý chí sẵn sàng xả thân vì nước "dẫu cho trăm thân này...." Ông khéo động viên khích lệ tướng sĩ, chỉ ra nỗi nhục và phê phán thói thờ ơ, ham chơi. Tất cả nhằm kích thích lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng của kẻ làm tướng mà xông ra chiến trường giết giặc.

- Còn đối với Nguyễn Trãi, khát vọng ấy đã trở thành chân lí độc lập dân tộc. "Như nươc đại việt.... đời nào cũng có".

*Càng yêu nước bao nhiêu càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình bấy nhiêu :

- Tuy nhà Lí còn non trẻ nhưng từ sâu thẳm trái tim Lí Thái Tổ vẫn vững tin ở thế và lực của đất nước cho phép họ đàng hoàng định đô ở một vùng đất rộng mà bằng, cao mà thoáng. Kẻ thù vẫn dòm ngó nhưng họ tin vào khả năng của mình có thể chiến thắng kẻ thù.

- Trần Hưng Đạo khẳng định với tướng sĩ rằng "có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai" và rồi xã tắc sẽ mãi mãi vững bền, nhân dân hạnh phúc.

- Niềm tự hào còn biểu hiện tập trung cao độ hơn trong tác phẩm của Nguyễn Trãi.
 
Last edited by a moderator:
T

thienbinhgirl

Ý nghĩa nhan đề khi con tu hú : là nhan đề mở, mang ý nghĩa khơi nguồn, làm tiền đề cho những hình ảnh thiên nhiên tười đẹp của mùa hè đến và cũng bắt đầu cho mạch cảm xúc bức bối tột độ và khao khát tự do cháy bỏng của tác giả
 
Top Bottom