Đề tuyển sinh vào 10 Đề tuyển sinh vào 10 môn Văn - Sở GD-ĐT Hà Nội - Hà Nội - 2019-2020

Huỳnh Thanh Trúc

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng ba 2018
1,263
1,209
176
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

61614054_148403162985547_7517757355866456064_n.jpg
 

Bắc Băng Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng sáu 2018
296
146
51
Hà Nội
THCS Hai Bà Trưng
Phần I:
Câu 1:
- Bài thơ sử dụng thể thơ 5 chữ.
- Hai tác phẩm có cùng thể thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Ánh trăng.
Câu 2:
- Tác giả đón nhận thu về bằng các giác quan: khứu giác (hương ổi) , xúc giác (gió se) , thị giác (sương chùng chình qua ngõ).
- Các từ "bỗng", "hình như" cho thấy tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của tác giả.
Câu 3:
Câu thơ “ sương chùng chình qua ngõ” sử dụng biện pháp nhân hoá ( sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng). Bằng việc sử dụng biện pháp này, nhà thơ đã khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Sương thu như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Sương thu hay cũng chính là con người, đang luyến tiếc, bâng khuâng, như chưa muốn trời đất chuyển thu. Câu thơ lắng đọng trong lòng người, tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.
Câu 4:
Hình thức: đoạn văn 12 câu theo pp Tổng- Phân- Hợp có chứa câu bị động và câu chứa thành phần cảm thán.
Nội dung:
- Hình ảnh “Nắng và mưa”:
+ Nắng, mưa vốn là hiện tượng của thiên nhiên vận hành theo quy luật riêng của nó. Hữu Thỉnh đã nhìn ra từ cái mưa nắng hàng ngày một sự hụt vơi – dấu hiệu của sự chuyển mùa từ hạ sang thu.
+ Nắng vẫn còn vàng tươi nhưng nắng thu trong và dịu hơn cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hạ.
+ Mưa cũng vẫn còn nhưng đã vơi nhiều so với những cơn mưa bong bóng kéo dài của mùa hạ. “Vơi dần” không chỉ là ít mưa đi mà còn là mưa ít nước đi. Đây cũng là dấu hiệu của sự chuyển mùa.
-> Hai chữ “bao nhiêu” thường hướng về một cái gì đong đếm được nhưng sắc nắng làm sao có thể cân đo? Cũng như “vơi”, dù biết vơi bớt nhưng vơi bớt đến mức nào thì ai có khả năng xác định? Tất cả chỉ là ước lượng mà thôi, không có gì là chừng mực cố định cả. Cách nói mơ hồ của nghệ thuật khắc hẳn với khoa học ở chỗ này.
-> Phải chú ý, phải để lòng mình bắt nhịp với thiên nhiên mới cảm nhận thấy điều đó.
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “Sấm” và “hàng cây”:
+ Cuối hạ - đầu thu, khi đã vơi đi những cơn mưa xối xả thì sấm cũng bớt bất ngờ và dữ dội. Nó không còn đột ngột, đùng đoàng rền vang cùng với những tia sáng chớp lòe như xé rách bầu trời trong những trận mưa bão tháng 6 tháng 7 nữa.
+ “Hàng cây đứng tuổi” phải chẳng là hàng cây đã đi qua bao cuộc chuyển mùa nên không biết chính xác là bao nhiêu nhưng chắc cũng đủ trải nghiệm để có thể điềm nhiên đứng trước những biến động.
=> Cảnh vật, thời tiết thay đổi. Tất cả vẫn còn nhiều dấu hiệu của mùa hè nhưng giảm dần mức độ, cường độ, để rồi lặng lẽ vào thu qua con mắt quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả.
- Hai câu kết của bài thơ không chỉ mang nghĩa tả thực, mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ, gợi những suy nghĩ cho người đọc người nghe:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi

+ “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời.
+ “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải.
=> Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng, bình tâm, chín chắn…trước những chấn động của cuộc đời.
=> Vậy là “Sang thu” đâu chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người. Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Chính vì vậy những vần thơ của ông có sức lay động lòng người mãnh liệt hơn.

Phần II:
Câu 1:
- Phép liên kết được sử dụng: phép nối.
- Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết: " nhưng".
Câu 2:
Theo tác giả, khi gặp "hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục", con người có những cách ứng xử: bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí, gồng mình vượt qua.
Câu 3:
Hình thức: bài văn ngắn (đoạn văn) với độ dài 2/3 trang giấy thi.
Nội dung:
- Giải thích câu nói: Phải chăng sự khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của mình.
+ Khó khăn là những trở ngại mà mỗi người phải vượt qua trên hành trình cuộc đời.
+ Cơ hội là những may mắn, sự hi vọng để vượt qua khó khăn.
=> Bề ngoài đối lập lại có mối quan hệ mật thiết. Nhiều người cho rằng cơ hội chỉ đơn thuần là những gì tốt đẹp nhất xảy đến với mình, mà không hề biết rằng đôi khi những tình huống không may mắn, éo le, khó khăn lại chính là cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm, kĩ năng, là lúc mà ta có thể khám phá, tìm hiểu sâu và rõ hơn về chính bản thân mình.
- Bàn luận:
+ Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một quy luật tất yếu của cuộc sống. Và chính những khó khăn ấy sẽ giúp ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ, bình tĩnh vượt qua.
+ "Cái khó ló cái khôn", khi bị dồn vào tình thế khốn cùng, cùng đường, khó khăn, bộ não con người cần phải tư duy, nghĩ ngợi để tìm bằng được phương pháp giải quyết. Chính điều ấy sẽ giúp chính họ khám phá sâu khả năng của bản thân mình.
+ Trong cuộc sống đã có nhiều tấm gương vượt qua khó khăn và biến khó khăn thành cơ hội.
Dẫn chứng: Walt Disney- người đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên toàn thế giới , thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký ...
+ Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng biến khó khăn thành cơ hội của chính mình, họ bi quan, chán nản, không chịu suy nghĩ, cho rằng mình đã cùng đường...
- Liên hệ: liên hệ chung, liên hệ riêng....( nhớ rằng: Nghịch cảnh chính là món quà tuyệt vời nhất mà cuộc sống ban tặng cho ta; Con đường dẫn đến thành công luôn chứa đựng nhiều chông gai, thử thách, do đó việc đôi lần thất bại là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là chúng ta biết kiên cường đứng dậy để viết tiếp ước mơ cho chính mình...)

Nguồn: internet.
 

bạchlinh0912

Học sinh tiến bộ
Thành viên
19 Tháng tư 2017
852
738
189
Bình Thuận
THCS Nguyễn Huê
Phần I:
1.
- Sang thu được sáng tác bằng thể thơ: 5 chữ.
- Hai tác phẩm viết theo thể thơ 5 chữ:
+ Ánh trăng.
+ Mùa xuân nho nhỏ.
2.
- Giác quan:
+ Khứu giác: hương ổi
+ Xúc giác: gió se
+ Thị giác: sương chùng chình
- Cảm xúc, tâm trạng của tác giả qua hai từ “bỗng”, “hình như”:
+ “Bỗng”: thể hiện sự bất ngờ, ngỡ ngàng khi mùa thu đến mà không báo trước.
+ “Hình như”: tâm trạng hoài nghi, cái giật mình bối rối của nhà thơ trước tín hiệu thu về.
3.
- Tác dụng biện pháp nhân hóa qua câu “sương chùng chình qua ngõ”.
+ Biện pháp nhân hóa gợi hình ảnh màn sương mỏng nhẹ, đặc trưng của mùa thu bắc bộ, gợi lên
không gian làng quê thanh bình, yên tĩnh.
+ Phép nhân hóa còn khiến màn sương như có hồn, có thần thái cũng biết xao xuyến, chậm chai,
dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ. Đó cũng chính là tâm
trạng, cảm xúc của con người khi đứng trước cửa ngõ mùa thu. Điều này giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc.
4.
Yêu cầu về hình thức:
- Đoạn văn 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
- Sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán.
Yêu cầu về nội dung:
Cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Giới thiệu chung
* Phân tích
- Khổ thơ cuối mùa thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bằng cả chiều sâu kinh nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1.
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn.
+ Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt
+ Đã vơi ẩn những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ
+ Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần. Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ.
Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ ... thấy, sấm là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời.
Hàng cây đứng tuổi chỉ như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã.
Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời.
* Tổng kết
Như vậy kết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và ông đều hòa một nhịp với thu sang. Đồng thời khổ thơ cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Phần 2:
1.
- Phép liên kết: Phép nối
- Từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết: Nhưng
2.
- Khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục” có những cách ứng xử:
+ bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.
+ gồng mình vượt qua.
3.
Yêu cầu:
- Văn phong rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, đặt câu.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.
1. Giới thiệu vấn đề: Hoàn cảnh khó khăn cũng chính là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng
của chính mình.
2. Bàn luận vấn đề
Giải thích:
- Hoàn cảnh khó khăn là những bất lợi, khó khăn khi ta làm một công việc nào đó. Trong hành trình đi đến thành công không phải ai cũng gặp may mắn, chúng ta tất yếu sẽ gặp khó khăn, vấp ngã mà buộc phải đứng dậy và vượt qua. Chính trong hoàn cảnh khó khăn đó con người sẽ khám phá ra nhiều năng lực của bản thân.
Biểu hiện: Khi làm một công việc nào đó ta gặp trở ngại, vấp ngã không thể hoàn thành. Trong một bài toán không tìm ra lời giải, trong một bài văn không định hướng được cách làm,...
Ý nghĩa vai trò của khó khăn với con người:
- Vì sao nói hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?
+ Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới phát hiện được năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.
+ Gặp hoàn cảnh khó khăn ta mới khám phá được óc sáng tạo của bản thân, sự nhanh nhạy của
bản thân.
+ Gặp khó khăn ta mới biết được sức lì, sự chịu đựng của chính mình, có thể vượt qua được những khó khăn đó hay không. Đây cũng là cơ hội để ta rèn luyện năng lực của bản thân.
+ Người ta vẫn thường nói ở tận cùng khó khăn sẽ là nơi mở ra cơ hội mới. Cơ hội đó cũng chính là khả năng nắm bắt của mỗi cá nhân trước thời cuộc.
+ Gặp khó khăn sẽ giúp ta nhận ra những thiếu sót của bản thân để sửa chữa, trau dồi.
Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề.
Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân
- Không phải ai cũng có thể vượt qua khó khăn, họ buông xuôi nên thất bại, sống cuộc đời dễ
dàng nhưng vô nghĩa, đó là lối sống đáng phê phán.
- Đứng trước khó khăn, thử thách con người cần bình tĩnh, tự tin, xét đoán mọi vấn đề để tìm ra
phương hướng giải quyết. Không nản lòng, không sợ gian khổ vượt qua mọi khó khăn.
- Liên hệ bản thân: đứng trước khó khăn, em sẽ làm gì: nên chủ động, dũng cảm đối diện và tìm
cách vượt qua, không bỏ cuộc giữa chừng...
 
  • Like
Reactions: Huỳnh Thanh Trúc

Bùi Thị Diệu Linh

Cựu Mod Cộng Đồng
Thành viên
5 Tháng chín 2017
2,748
6,415
651
Quảng Ninh
THPT Lê Hồng Phong
Gửi cả nhà hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn Sở GD - ĐT Hà Nội
Nếu không xem được, các bạn có thể xem tại đây
 
Top Bottom